Tất nhiên, trong phần lớn trường hợp, câu trả lời là không nên.
Nó cũng giống như việc quay lại với người [yêu] cũ, mà Chó Sói đã từng viết tại chương 22:
“Nghỉ việc cũng giống như ly hôn: Cho dù hai bên đều đồng ý tự nguyện, không phàn nàn gì, thì thường đã ra đi rồi cũng sẽ không bao giờ muốn quay lại.”
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì, bạn ra đi khi không thể thích nghi được nữa, nó là vấn đề về bản chất. Ví dụ: bạn rời đi khi công ty trả lương không tương xứng với năng lực của bạn. Cho dù bây giờ công ty có trả lương cao hơn để bạn quay về, thì thể nào công ty đó cũng giao cho bạn khối lượng công việc nhiều hơn, rồi bạn sẽ lại được trả lương không tương xứng với năng lực [dưới một hình thức hoặc tên gọi khác] thôi.
Một là, bạn đã thực sự thay đổi. Dù đối với nhiều người, khi thời gian trôi qua và họ học được nhiều thứ hơn, họ hay nghĩ và nói rằng mình đã thay đổi, nhưng thực ra không phải vậy. Đa phần, bất chấp họ [trông có vẻ] tốt lên, đó không phải là sự thay đổi về bản chất [như trục nhu cầu ưu tiên hay các giá trị [sống] nền tảng(*)], để định hướng hành vi hay lựa chọn. Bạn chỉ thực sự thay đổi khi có một trong hai chuyện xảy ra: Bạn có “hạt”đủ lớn [đã từng được đề cập nhiều lần] hoặc, bạn trải qua một tổn thương tâm lý nghiêm trọng đến mức khiến bạn phải thay đổi cách nhìn nhận về thế giới hay niềm tin của bản thân.
Nếu không, thì phải là trường hợp hai. Trường hợp này cũng ít xảy ra, nhưng đôi khi dễ xảy ra hơn trường hợp một: Công ty cũ đổi chủ sở hữu.
Đổi chủ sỡ hữu, thì may ra công ty cũ mới thực sự thay đổi. Bạn có chút cơ hội, nếu bạn vẫn muốn về lại công ty cũ.
Nhắc lại, trong phần lớn trường hợp, câu trả lời là không nên.
———————–
(*): Nếu bạn chưa từng nghe qua những vấn đề kiểu này, thì giờ chắc bạn đã hiểu tại sao những thay đổi về bản chất rất khó xảy ra rồi phải không?!
#camnangchosoi #kinhnghiemdilam