Một cơ số người, tới bây giờ vẫn còn chia sẻ tấm hình so sánh “Boss vs. Leader”.

Đó quả là một sự so sánh hết sức “quê mùa” và sai bản chất.

Tất nhiên, nó đôi lúc làm cho một số nhân viên cảm thấy vui lòng và thoả mãn, khi Sếp mình (đặc biệt là chủ doanh nghiệp) làm điều gì đó bất công, bởi luận điểm “đó là làm Chủ chứ không phải làm Lãnh Đạo”.

Nghe qua tưởng đúng đắn ghê lắm, nhưng nhắc lại, đó là sự so sánh kém sang và hết sức quê mùa, sai bản chất của việc làm chủ.

Bởi vì, làm chủ đã bao gồm trọng trách lãnh đạo, và còn phải làm nhiều hơn.

Vậy, làm chủ là làm (những) gì?

Ở chương 100, chúng ta đã nói về tư duy của những người làm chủ, đó là tương quan của trục giá trị/lợi ích [so với chi phí]: Quan trọng không phải là bạn làm nhiều hay ít, mà là bạn mang lại bao nhiêu giá trị dựa trên những điều bạn làm.

Để mang lại nhiều giá trị nhất có thể, dù trong mắt bạn người chủ đang không-làm-gì, thì về bản chất, họ đang phải làm hai phần việc lớn sau đây:

  • Thứ nhất, đó là thực hiện chức năng quản lý. Tất cả những việc như lập kế hoạch ngắn hạn, chấm công, trả lương, thưởng phạt… đều là các phần mục thuộc chức năng quản lý.
  • Thứ hai, đó là thực hiện chức năng lãnh đạo: Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp (kể cả khi tầm nhìn thực tế và tầm nhìn lý thuyết có sự khác biệt), huấn luyện, giao việc, tạo mối quan hệ, thể hiện trách nhiệm cộng đồng…tất cả đều là các phần mục thuộc chức danh lãnh đạo.

Tất nhiên, việc liệt kê thì nhiều, nhưng nó đều thuộc các phần mục chính. Quản lý có 4 chức năng chính, lãnh đạo có 5 phần việc chính (dù tên gọi có chút khác biệt trong các chương trình huấn luyện và đào tạo, nhưng bản chất không thay đổi). Nếu bạn không mường tượng ra được Chó Sói đang nói về những chức năng hay phần việc nào, đó là lý do bạn vẫn còn tiếp tục chia sẻ tấm hình “Boss vs. Leader” kia, thậm chí khi bạn chính là “Boss”.

Hết sức “quê mùa” và sai bản chất [điều quan trọng nói 03 lần].

Cho nên, làm chủ nghĩa là vừa làm quản lý vừa làm lãnh đạo, chứ không phải một bên là làm chủ và một bên là làm lãnh đạo. Bạn có thể gặp “good boss” hoặc “bad boss”, tức họ tệ trong việc quản lý và/hoặc lãnh đạo, giống như bạn gặp “good leader” hoặc “bad leader”, tức những người giỏi hoặc tệ trong việc gây ảnh hưởng, chứ không có cái so sánh nào vớ vẩn như cái so sánh ở những dòng đầu, và đã được nhắc lại 03 lần.

Làm chủ, xét trong góc độ doanh nghiệp, còn nhiều và khó hơn là (chỉ) làm lãnh đạo!

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam

Author

Write A Comment