Tất nhiên điều này không có gì mới. Đặc biệt nếu bạn yêu thích triết học.
Nó có nghĩa là, khi bạn nghe ai đó khẳng định với bạn, rằng họ có một mối quan hệ thân thiết mà chưa từng trải qua mâu thuẫn, thì hoặc là họ nói dối bạn, hoặc là họ đang ảo tưởng về sự “thân thiết” của mối quan hệ mà họ đang có.
Dù xét trên loại quan hệ nào, từ gia đình, bạn bè, người yêu, hay đồng nghiệp, đối tác…
Mâu thuẫn không nhất thiết dẫn tới tranh cãi. Mâu thuẫn được định hình dựa trên giá trị, lợi ích, tư tưởng, nền tảng và lựa chọn của mỗi cá nhân, luôn có sự khác biệt nhất định.
Phải trải qua mâu thuẫn, thì mối quan hệ mới phát triển được. Giải quyết mâu thuẫn là nền tảng để thấu hiểu sâu rộng về những người trong mối quan hệ được xây dựng.
Nhiều người tránh mâu thuẫn, như không tranh luận với đồng nghiệp, không hỏi rõ ràng đối tác, che giấu thông tin với khách hàng…[cũng như với gia đình, bạn bè…] vì lo sợ mâu thuẫn sẽ làm mối quan hệ xấu đi. Thật ra, mâu thuẫn không làm mối quan hệ xấu đi, cách bạn xử lý mâu thuẫn mới làm cho mối quan hệ trở nên tệ hơn.
Đâu là cách xử lý mâu thuẫn tốt?
Chia vui với bạn, rằng không có một cách hoàn hảo nào có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ. Tuy nhiên, có một số lưu ý dễ-ợt bạn đã từng nghe, nhưng chưa làm được cho tới tận bây giờ:
- Nhận ra được sự thật ẩn đằng sau lời nói của mọi người.
- Chọn cách giao tiếp phù hợp nhất theo từng đối tượng.
- Tư duy win-win đúng nghĩa (thực tế hơn, bao gồm cả trường hợp “ít thua nhất”, chứ không phải lúc nào hai bên cũng “win”).
Những người chưa làm được, thường thiếu một trong hai yếu tố quan trọng cần thiết, để xây dựng một mối quan hệ bền chặt: tư duy phân tích quan sát, và sự quan tâm. Nên, mâu thuẫn với họ trở thành thứ rất đáng sợ.
Thật ra, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, luôn là một cơ hội đúng nghĩa.
#camnangchosoi #kinhnghiemdilam