Tôn sư trọng đạo, đối với người thầy, đó không phải là điều hiển nhiên.

Dù mọi người có nói “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, thì thực ra, chữ “thầy” mang ý nghĩa lớn hơn việc chỉ dạy vài con chữ.

Hãy nhìn “tôn sư trọng đạo” ở góc độ đúng đắn hơn, để không bị “ảo tưởng” về ảnh hưởng của nghề nghiệp.

Muốn được tôn trọng, thì đầu tiên phải là “sư”, tức phải được người ta công nhận là “thầy”. Nó bao gồm sự hướng dẫn, dìu dắt, chia sẻ, và đặc biệt, đó là sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn cho sai lầm, kiên nhẫn chờ thay đổi. Kiên nhẫn chờ tới ngày ai đó tìm được đúng “đạo” của họ, mà đôi khi không phải là “đạo” của mình. Kiên nhẫn chấp nhận sự khác biệt. Những người vô dạy được 2-3 bữa, nói vài lời tươi-đẹp, giảng một vài chân lý, không được xem là “sư”. Người khác có kêu mình là “thầy” trong tình huống này, thì cũng chỉ là “thậm xưng” thôi, chứ người ta không thực sự có ý đó đâu.

Sự tôn trọng, là cái bạn phải “giành” được, chứ không tự nhiên mà có.

Nên, nó cũng không xảy ra với tất cả mọi người bạn từng dạy.

Đừng mặc định hễ cứ dạy ai thì hiển nhiên đạt được sự tôn trọng, nhắc lại, “tôn sư trọng đạo”, nó yêu cầu từ ban đầu rằng bạn phải là “sư”, với tất cả việc cần làm ở trên.

Ai đó có thể “thậm xưng”, nhưng bản thân nên tự hiểu rõ rằng với ai, thì mình mới thực sự được coi là người “thầy”.

Chữ “thầy” đó, vốn dĩ rất lớn. Với đầy trách nhiệm. Bạn được tôn trọng, bởi vì bạn phải chịu rất nhiều trách nhiệm.

Author

Write A Comment