Đoạn thứ nhất:
“Vào chỗ mới đã được một tuần vậy mà chẳng ai chủ động nói chuyện gì với mình. Mạnh ai nấy làm việc. Chán…”
#1: Những ngày đầu ở chỗ làm mới.
Đoạn thứ hai:
“Đã cố hết sức và thử mọi cách mà công việc vẫn dậm chân tại chỗ. Không khách hàng, không doanh số. Nản…”
#2: Những ngày bất lực trong công việc.
Đoạn thứ ba:
“Giữa cuộc họp mà thằng-chả chửi mình không tiếc lời. Sau này còn ai coi mình ra gì nữa. Hay là…”
#3: Lần đầu bị Sếp chửi. Hoặc lần tệ nhất.
Đoạn thứ tư:
“Hôm qua vừa chia tay người yêu, chẳng ngủ được. Sáng dậy, tới trễ vài phút mà bị cằn nhằn. Làm như không có chỗ nào tuyển người…”
#4: Những ngày công tư lẫn lộn.
Đoạn thứ năm:
“Con nhỏ đó vô làm sau mình thì được lên chức. Mình làm ở cái chỗ này đã 3 năm, cống hiến không biết bao nhiêu, vậy mà…”
#5: Những ngày bất mãn.
Đoạn thứ sáu:
“Công ty không còn như xưa nữa rồi. Chính trị quá. Ước gì trở lại như những ngày đầu ấm cúng…”
#6: Lạc lõng giữa giai đoạn phát triển.
Đoạn thứ bảy:
“Chị ấy đi rồi. Bạn ấy cũng đi rồi. Mình còn ở lại…”
#7: Đội ngũ rời đi.
Đoạn thứ tám:
“Đã mấy năm rồi mà chẳng được tăng lương. Thưởng cũng không thấy. Nhìn công ty người ta mà phát thèm…”
#8: Hoài nghi về phúc lợi.
Đoạn thứ chín:
“Hai năm rồi, công việc vẫn vậy, vị trí vẫn vậy. Không có gì để học thêm, không có gì để làm thêm. Hay là…”
#9: Dậm chân tại chỗ.
Dấu “#” là để chỉ những thời điểm được gọi là T.O.D (Thread of Discontent): thời điểm nhạy cảm nhất mà ai đó dự định rời khỏi một công việc. Bạn có thể dùng nó theo hai cách: Tránh để giữ người hoặc tác động thêm để rời đi.
Chúc bạn sáng suốt!:)