Bởi đáp án, luôn là thứ có thể thay đổi. Một thứ có thể dùng để giải thích câu hỏi ngày hôm nay, có thể sẽ rất khác vào ngày mai.

Nên việc cần làm, thói quen cần làm, để bạn giỏi “common sense” hơn, là đặt ra nhiều câu hỏi “Tại sao” hơn!

Dễ vậy đó, mà sao ít người làm thế nhỉ?! (Cười)

[Đa phần trẻ con hành xử “đúng” hơn người-lớn, dù người-lớn không nhận ra, là bởi vì trẻ con thường đặt ra nhiều câu hỏi “Tại sao” hơn. Thói quen này dễ mất đi theo thời gian, dưới ảnh hưởng của 82% những bậc làm cha mẹ, hoặc làm Sếp!]

Chương này thật quá dài!

Tựu chung lại, nếu bạn muốn mình giỏi hơn về “common sense”, đây là một quy trình gợi ý đơn giản. Đối với bất kỳ hành động nào của mọi người, hãy đặt ra thứ tự câu hỏi sau:

  1. Mọi người đã biết gì, và đã nghĩ gì (trước) khi hành động?
  2. Nó có hợp pháp không? Hoặc có tuân theo những thỏa thuận chung nào không? (Đây, ai muốn lách luật thì nhào vào đây, để trả lời!)
  3. Nếu nó hợp pháp, tại sao người ta lại hành động như vậy? Vào lúc này? Với đối tượng đó? Và quan trọng hơn, nếu nó không hợp pháp [hoặc phá bỏ thỏa thuận chung], tại sao người ta vẫn hành động như vậy? Vào lúc này? Với đối tượng đó?

Như vậy, bạn sẽ nhận ra, “common sense”, tức căn cứ của sự hợp lý, là mối tương quan giữa hành động với lượng thông tin mà bạn có được từ những câu hỏi nói trên. Bạn càng có nhiều thông tin đúng thông qua các câu hỏi, bạn càng có được bức tranh hợp lý vì nó toàn cảnh, rõ ràng và dễ xử lý hơn.

Điều này quan trọng đến độ nào?

Khi bạn quen với quy trình này, bạn sẽ tự có cho mình những hành xử tương thích cho từng hành động của mọi người, đối với bạn. Bạn sẽ hiểu được rằng, có những điều cho dù bạn có ý tốt [hoặc bạn cho là tốt], thì cách thức tiếp cận và mức độ ảnh hưởng của bạn, đối với mọi người, là điều cần phải cân nhắc đầu tiên, tương ứng với đáp án cho từng câu hỏi “tại sao”.

Còn nếu bạn vẫn không muốn áp dụng?

Không sao, bẫy 1 và bẫy 2 luôn chờ đợi bạn! Chúc bạn may mắn!

#camnangdilam #dancongso #kinhnghiemdilam

Author

Write A Comment