Nếu bạn đã từng nghe, và chắc chắn bạn sẽ được nghe, mọi người hay nói về một giai đoạn khủng hoảng: Khủng hoảng tuổi 25, khủng hoảng tuổi 35, khủng hoảng tuổi trung niên, và những thứ tương tự như vậy, khi đi làm.
Tại sao mọi người lại gặp khủng hoảng?
Nó có đáng sợ không? [Nghe thật trào phúng nếu ai hỏi, vì chữ khủng hoảng nên đủ để diễn tả!]
Có ai không bị khủng hoảng gì không? Có cách nào để phòng tránh không?
Nếu bạn chưa từng đặt ra những câu hỏi đó, mặc dù bạn đã từng nghe qua những thuật-ngữ này, thì xin chúc mừng: Bạn gần như chắc chắn sẽ đón một đợt khủng hoảng, theo đúng sự đáng sợ của nó.
Ý là đáp án của câu hỏi số 2.
Nhưng bất chấp chữ “khủng hoảng” vốn dĩ hoành-tráng như vậy, nhiều người sau khi nghe xong chỉ tặc lưỡi cho qua. Trong quá trình giảng dạy về kỹ năng ra quyết định, Chó Sói thường hay nhắc đến 2 loại lỗi “thành thật” trong 3 câu hỏi về cảm xúc, vốn dễ làm người ta ra quyết định sai: Loại thứ nhất, đó là “mình rất giống mọi người”.
Tức là, nếu mọi người dễ gặp khủng hoảng, thì mình cũng “chắc chắn” sẽ gặp khủng hoảng. Có làm gì cũng vậy. Nên thôi “đợi khủng hoảng tới rồi tính!”.
Đó là những người chọn luôn đáp án cho câu hỏi số 3: Ai cũng vậy, không có cách phòng chống gì đâu. Good luck!
Và đúng rồi, Chó Sói chúc bạn: Good luck! Nhân 1.000.000 lần [Vì thực tế cho thấy để vượt qua khủng hoảng thành công mà không chuẩn bị gì thì nó cũng kiểu như bạn trúng số vậy đó!] Loại lỗi thành thật thứ nhất, thường bắt gặp ở những người lười, kiểu dòng-đời-xô-đẩy, hoặc năng lực trung bình, và thiếu tự tin.
(Còn tiếp)
#camnangdilam #dancongso #kinhnghiemdilam