Lỗi thành thật thứ hai, thì trái ngược lại. Nó đến từ những người có năng lực [hoặc tự nghĩ mình có năng lực, tức thừa tự tin, bất chấp suy nghĩ đó đến từ đâu]: “Mình rất khác mọi người!”
Tức là, ai đó có thể khủng hoảng, chứ mình thì không. Mình có năng lực như vầy! [Hoặc các kiểu tương tự: Mình thông minh như vầy, có kinh nghiệm như vầy, giàu như vầy, nhiều bạn bè như vầy…]
Đừng hiểu lầm, đúng là có những người rất khác mọi người. Vấn đề ở đây, là bạn có hiểu điểm khác biệt nào, tạo ra những người dễ gặp khủng hoảng, và những người không?
Tức là, đáp án cho câu hỏi số 1 [và 3].
Tại sao mọi người lại gặp khủng hoảng?
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về thời điểm mà mọi người gặp khủng hoảng. Dù có chia ra làm nhiều thứ như tên gọi: “khủng hoảng tuổi 25”, “khủng hoảng tuổi 35”, hay “khủng hoảng tuổi trung niên”… thực chất, khủng hoảng xảy ra khi mọi người phát hiện ra hai việc sau đây, tùy vào hoàn cảnh và trải nghiệm của từng người:
- Bạn phát hiện ra bạn đang làm công việc bạn không yêu thích.
- Bạn phát hiện ra công việc bạn yêu thích không cung cấp đủ nguồn lực cho các mục tiêu cuộc sống của bạn.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy suy nghĩ thêm. Nếu bạn đã hiểu rồi, thì bạn nhanh chóng nhận ra: tuổi càng cao, như trung niên, thì khủng hoảng lại càng đáng sợ.
Nó có nghĩa là bạn, sau một thời gian dài chịu đựng, mới phát hiện ra mình không còn có thể chịu đựng nổi, một công việc nào đó bạn đang làm [tức đã ráng yêu công việc hết mức có thể nhưng vô vọng].
Hoặc là bạn, sau một thời gian dài chiến đấu vật lộn trầy trật, mới phát hiện ra mình không tạo ra được một mức thu nhập, hay thành tích, hay bất kỳ kết quả nào khả quan [tức đã cố gắng hết khả năng có thể nhưng vô vọng].
Nếu bạn có chút “hạt”, tức nếu bạn “giỏi” một chút, thì giờ, bạn đương nhiên đã có đáp án, cho câu hỏi số 1 [và 3].
[Còn tiếp]
#camnangdilam #yeudancongso #kinhnghiemdilam