Khi ai đó nghĩ rằng huấn luyện tức là “dạy” thêm cho nhân viên về mặt kỹ năng, hay kinh nghiệm, bởi vì mình là người có kỹ năng và kinh nghiệm hơn, thì điều này thường chỉ đúng được một nửa, và nó lại cực kỳ nguy hiểm.

Nguy hiểm thứ nhất nằm ở chỗ, bạn mặc định rằng mình chắc chắn có kỹ năng và kinh nghiệm hơn nhân viên, để “dạy”.

Nếu từng trải nghiệm qua các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao, bạn sẽ nhận ra, những nhà lãnh đạo giỏi thường tuyển những nhân viên có điểm mạnh bù đắp cho họ, hơn là cùng điểm mạnh với họ, để đội ngũ của họ phát triển hơn. Tức là, xét về chuyên môn, bạn có khi không có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn hơn nhân viên của bạn.

Điều này càng đúng khi bạn đang lãnh đạo một đội ngũ (team), chứ không phải một nhóm (group). Đối với một số công ty hiện tại, vị trí quản lý cấp trung [ví dụ: trưởng phòng], thường chỉ đang quản lý một nhóm nhân viên, chứ không phải là một đội ngũ.

[Tặng bạn một câu hỏi].

Đừng hiểu lầm ý Chó Sói, bạn tất nhiên phải có trình độ chuyên môn nhất định, để tiến lên được vị trí quản lý cấp trung. Nhưng chúng ta đang nói về lãnh đạo, tức là những vị trí mà bạn phải quản những người mà họ giỏi chuyên môn hơn cả bạn [đã được đề cập ở những phần trước].

Vậy, bạn thực sự “dạy” được điều gì cho nhân viên của bạn, hay cho những người làm việc chung?

Sẽ thật tốt khi bạn có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn, liên bộ phận, để “dạy” chuyên môn cho mọi người trong đội ngũ của bạn. Nhưng, và thường xuyên, khi bạn chỉ đi lên từ một chuyên môn nhất định [ví dụ: bán hàng] và bạn không có chuyên môn nhiều về những mảng khác [ví dụ: marketing], bạn sẽ huấn luyện cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên giàu chuyên môn [ví dụ: trưởng phòng hay giám đốc marketing] những điều gì, hay tốt hơn, là như thế nào?

Nếu bạn định nói rằng bạn sẽ đi học thêm về marketing, để giải quyết tình huống trong ví dụ trên, thì Chó Sói thấy bạn rất ham học.

Ham học là rất tốt, nhưng nó không hiệu quả lắm trong tình huống này, bởi vì bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, [đặc biệt nếu mở rộng tình huống ra, thì vì bạn phải học rất nhiều chuyên môn]. Thường khi ở vị trí lãnh đạo cấp cao, thời gian học của bạn sẽ khá ít, đặc biệt nếu bạn không phải là chủ doanh nghiệp. Lời khuyên là bạn nên dành thời gian học về chuyên môn, càng nhiều chuyên môn càng tốt, trước khi bạn lên vị trí lãnh đạo cấp cao.

Còn giả sử bạn đã [hoặc đang mong muốn] tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao, thì bạn nên học về lãnh đạo và quản lý nhiều hơn. Đó cũng là cái bạn thực sự dạy được, cho những người có chuyên môn [hẹp] hơn bạn.

Điều này, như bạn có thể hình dung, sẽ dẫn đến ba kiểu tình huống sau đây:

(Còn tiếp)

#camnangchosoi #dancongso #kinhnghiemdilam

Author

Write A Comment