[Dành tặng cho các bạn trẻ, hoặc tuổi lớn nhưng tâm hồn trẻ, vì còn yêu-đời, hoặc tỏ ra nguy hiểm hay thần-thánh-hoá con người]

[Những bạn chưa đọc chương 106 có thể bỏ qua bài viết này, hoặc đọc chương đó trước khi bắt đầu đọc bài viết nhé]

Mọi hôm thì Chó Sói sẽ không rảnh để giải đáp từ vựng, với lý do [khuyến khích] những độc giả của trang này “tưới nước” nhiều hơn để phân tích vấn đề, bao gồm cả ngôn ngữ. Sau bài viết hôm qua, có một số bạn trẻ vào comment và inbox hỏi han, thậm chí lên-án, về cách chọn từ “nghi ngờ”, cho rằng nó quá tiêu-cực, đáng lẽ theo ý các bạn thì phải xài từ “quan tâm”, mà hôm nay Chó Sói lại rảnh, nên để Chó Sói viết [hướng dẫn] phân tích về cách chọn từ vựng cho các bạn.

Đầu tiên, tại sao “nghi ngờ” lại gắn với tiêu cực?

Thật ra, nghi ngờ là một từ trung lập [theo định nghĩa trong từ điển, thì nó đơn giản là: Không tin (nói khái quát). Tâm lý học hơn, thì “Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần, trong đó tâm trí phải đứng giữa hai hoặc nhiều đề xuất mâu thuẫn, không thể chấp nhận bất kỳ đề xuất nào trong số đó. Nghi ngờ về mức độ tình cảm là sự thiếu quyết đoán giữa tin tưởng và không tin. Nó có thể liên quan đến sự không chắc chắnkhông tin tưởng hoặc thiếu niềm tin vào một số sự kiện, hành động, động cơ hoặc quyết định nào đó. Nghi ngờ có thể dẫn đến trì hoãn hoặc từ chối hành động liên quan do lo ngại sẽ hành động sai lầm hoặc sẽ bỏ lỡ cơ hội.]

Vậy, như định nghĩa, rõ ràng nghi ngờ không gắn với bất kỳ chữ “tiêu cực” nào ở đây. Những người hay gắn nó với chữ tiêu cực, là bởi vì họ thường hành xử tiêu cực sau khi nghi ngờ.

Hãy hình dung tình huống này:

Trong mặt sau điện thoại của bạn có một tờ 500.000 VNĐ. Bạn cho con bạn mượn điện thoại chơi game. Sau đó bạn phát hiện tờ 500.000 biến mất. Bạn sẽ làm gì? Hoặc bạn đang nghĩ gì?

Đầu tiên, bạn sẽ nghi ngờ con bạn đã lấy mất tờ tiền. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu xem xét xem con bạn xưa giờ có tính hay lấy đồ không? Nếu không, bạn sẽ băn khoăn con bạn lấy tiền để làm gì? Sau đó, bạn [thường] sẽ lôi con bạn vào để hỏi chuyện. Nếu con bạn thừa nhận, đương nhiên có hình phạt.  Nhưng nếu con bạn kiên quyết không nhận?

Lúc này, việc đưa ra hình phạt là rất tiêu cực. Bởi vì bạn không có bằng chứng. Giả sử như con bạn nói: Lúc con cầm điện thoại thì đã không có tờ tiền nào rồi, ba [mẹ] coi lại coi có rớt mất chỗ nào không?

Bạn sẽ làm gì?

Đương nhiên, nếu bạn có trí nhớ không tốt lắm, lúc này bạn sẽ nghi ngờ bản thân của bạn. Liệu có khi nào bạn đã quên không ta?

Bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Nếu bạn vẫn kiên quyết phạt con bạn, thì đúng là rất rất tiêu cực.

Nhưng như một số phụ huynh không tiêu cực lắm, thông thường, bạn sẽ tiếp tục để ý quan sát con bạn, để xem có xuất hiện điều gì mới không? [Ví dụ: một đồ chơi mới bỗng xuất hiện]. Nếu có, thì bạn sẽ lại lôi con bạn vào để hỏi chuyện [làm sao con mua được đồ chơi này?]. Nếu con bạn thừa nhận, đương nhiên có hình phạt. Nhưng nếu con bạn vẫn không xuất hiện bất kỳ điều mới nào?

Lúc này, bạn thường đưa ra ba lựa chọn. Hoặc để ý tiếp, hoặc bỏ qua luôn [đặc biệt nếu bạn nghi ngờ bản thân nhiều], hoặc đưa ra một bài thử nghiệm về tính lấy đồ của con bạn.

Dành cho những bạn trẻ của chúng ta.

Hãy thay từ “quan tâm” của bạn vào từ “nghi ngờ” trong đoạn nói trên. Bạn thấy nó có hợp lý không?

Hãy hiểu rằng, nghi ngờ là một phần tâm lý của con người. Câu “một mất mười ngờ” không phải tự nhiên được đúc kết. Nhưng hãy nhìn tình huống ở trên. Nếu bạn nghi rồi hỏi han, nghi rồi phân tích, thì rõ ràng chẳng có tiêu cực gì. Nhưng nếu bạn kiên quyết phạt con vì nghi ngờ [dù không có bằng chứng trực tiếp] thì đó là lúc chữ đó bị tiêu cực. Nó không tiêu cực vì nghĩa của nó, nó tiêu cực vì cách hành xử lỗ mãng của bạn sau khi nghi ngờ.

Bạn quyết định không nghi ngờ, dù mất tiền? Bạn tự cho rằng con bạn không lấy tiền đâu, chắc bạn đã bỏ quên? Hoặc bạn quyết định “quan tâm” con nhiều hơn vì cho rằng ngay cả khi con bạn lấy tiền, con bạn chắc đã có một động cơ đúng-đắn nào đó, vì đó là con của bạn, bạn tuyệt-vời như vậy mà?(!)

Đây chính là chuyên mục thần-thánh-hoá con người mà Chó Sói có đề cập ở dòng đầu tiên. Nó cũng chính là chuyên mục thờ ơ về động cơ, hoặc nhu cầu. Hậu quả thì chắc ai có chút thông minh cũng hiểu.

Rồi, chứ cho là bạn cố gắng xài từ “quan tâm” trong đoạn trên, vì đó là con bạn. Quan tâm để hỏi han, quan tâm để phân tích.

Cùng ví dụ, nhưng nếu đó là một người giúp việc mới vừa làm được 1 ngày?

Bạn vẫn tiếp tục xài từ “quan tâm”?

Hãy hiểu rằng, Chó Sói xài từ “nghi ngờ” là bởi vì nó rộng hơn [và đúng hơn], cả về mặt tâm lý hành vi, trong mọi tình huống. Chúng ta có thể xài từ “quan tâm” cho người thân [quen] một cách gượng-ép, nhưng rõ ràng chúng ta sẽ xài từ “nghi ngờ” dành cho người lạ.

Bạn vẫn “quan tâm” đến 1 người lạ bạn vừa gặp 1 ngày?

Chúc mừng bạn, cuộc sống của bạn thật tươi đẹp. Không còn “nghi ngờ” gì nữa. Chó Sói quả nhiên không sống cùng thế giới với bạn.

Chó Sói là người bình thường thôi, không phải thần-thánh gì đâu!:))

P.s: Gửi các bạn trẻ của Chó Sói, đặc biệt là các bạn trẻ luôn tỏ ra nguy hiểm,

Hãy tìm hiểu bản chất của từ ngữ, hay vấn đề, trước khi định bình luận nguy-hiểm gì, dù là ở đâu nha các bạn ơi!:))

#camnangchosoi

 

Author

Write A Comment