Chia buồn với người-trẻ, nhưng điều này lại đúng. Công nghệ tuy giúp cuộc sống thuận tiện hơn, nhưng lại không giúp mọi người hạnh phúc hơn. Vậy nên, khi thông qua bỏ phiếu, rất nhiều người-già chọn giữ nguyên hiện trạng vì nó bảo vệ lợi ích nhân sinh và nhiều mối quan hệ hơn, thay vì chọn lợi ích kinh doanh thuần tuý (đặc biệt tại xã hội Á Đông). Họ cho rằng họ biết cân bằng hoặc biết “buông bỏ” hơn người-trẻ, vì họ đã “nhìn thấu hồng trần”. Đây chính là vấn đề của người-già. Việc xác định mức độ cân bằng trong từng tình huống cụ thể nên được cân nhắc dựa trên “common sense”, chứ không phải dựa trên trải nghiệm quá khứ, vì có rất nhiều thứ hôm nay tuy đúng nhưng ngày mai đã khác biệt rất nhiều [hãy hình dung các bậc phụ huynh vẫn còn ghi nhớ món con mình thích ăn hồi nhỏ mà không “thèm” biết con đã đổi món yêu thích từ rất lâu rồi]. Nhưng, người-già “già” bởi vì họ thường xuyên nhớ và nghĩ về quá khứ, “tin tưởng” quá khứ để lựa chọn cho tương lai. Lựa chọn “an toàn” thái quá khiến đôi lúc tổ chức mất cơ hội phát triển, và nếu tổ chức có quá nhiều người-già, nó sẽ khiến việc vận hành hết sức trì trệ vì người-già không muốn thay đổi. Thay đổi là cái gì đó luôn rất khó-chịu với người-già, vì họ ngược lại, hình dung ra toàn bộ bức tranh phải thay đổi nên đôi khi bỏ cuộc ngay từ ban đầu, khi thấy nó “đụng độ” quá nhiều. Điều này đôi lúc dẫn đến việc lụi tàn của khánhiều tổ chức, dù trước đó rất lớn mạnh, rất tốt và rất “người”, vì bị công nghệ tiêu diệt (tức có những ngành nghề mà nếu không tiếp tục cải tiến hoặc áp dụng công nghệ thì sẽ không tồn tại được nữa!).

Thêm vào đó, nhiều người-già thường xuyên “vô hiệu hoá bản thân” với lý do họ “già”, để không phải vận động, hay thay đổi. Nếu họ bỏ quên điện thoại ở văn phòng sau khi đi làm về, họ sẽ nói “tại mình già rồi”, để “hợp thức hóa” cho bản thân, chứ tuyệt nhiên không nhớ đến chuyện có quá trời đứa trẻ mẫu giáo cũng để quên điện thoại tương tự như vậy (nhưng lũ trẻ không [được quyền] nói mình “già” rồi!].

Thật ra, ngoại trừ trường hợp bệnh tật, não bộ người-già không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Khi “già” đi, cái suy giảm là tình trạng thể lực, chứ không phải trí nhớ. Trên thực tế, não bộ người-già chọn lọc và xử lý thông tin còn tốt hơn người-trẻ, ít bị nhiễu loạn thông tin và cân bằng hơn. Tức, vấn đề không phải trí nhớ người-già suy giảm, mà việc lười “chọn lọc” thông tin để nhớ mới gây ra vấn đề cho người-già.

Não bộ con người luôn tuyệt vời hơn mức độ nhiều người-già tưởng, nhưng như đã nói, họ lấy lý do “già” để “biện hộ” cũng là do tin tưởng “trải nghiệm quá khứ”, vì nhiều người-già trước đó đã “dạy” họ như vậy!

Nhưng điều này cũng không phải vấn đề lớn!

Vấn đề lớn là, việc xác định bản thân [không liên quan mật thiết tới tuổi tác], là người-trẻ hay người-già, mới chính là chuyện cần bàn.

[Còn tiếp]

#camnangchosoi

Author

Write A Comment