[Nhân dịp trò chuyện cùng một học viên…]

Mọi người có thể nghe bạn trò chuyện, nhưng không phải lúc nào cũng hiểu hết được những điều bạn nói. Bởi vì, độ sâu sắc trong sự thấu hiểu vấn đề không nằm ở chỗ của bạn, mà nằm ở chỗ của người nghe.

Tức là, người đối diện tư duy tốt được bao nhiêu, thì họ sẽ hiểu, hoặc mở rộng việc hiểu, ra khỏi lời nói của bạn nhiều bấy nhiêu [đương nhiên, có một số trường hợp người nghe sâu sắc hơn người nói rất nhiều].

Xung quanh bạn, đa phần là người bình thường. Tư duy của người bình thường không sâu sắc lắm, bởi vì nó gắn chặt với nền tảng giáo dục và trải nghiệm riêng của họ. Họ hiểu bản thân còn mơ hồ, nên việc hiểu người khác quá khó khăn. Hiểu nghĩa đen đã vất vả, thì hiểu “nghĩa bóng” càng không thể.

Bạn có biết vì sao những trang tin “nhảm nhí” lại có lượng người theo dõi và tương tác rất nhiều không?

Bởi vì nó đơn giản, không cần tư duy nhiều để hiểu, nên tiếp cận được với số đông người bình thường. Họ sẽ vui, hoặc buồn, nhưng với những cảm xúc đơn giản. Và nó cũng không đọng lại gì nhiều.

Vậy nên, đừng cố gắng quá trong việc làm người khác hiểu mình. Nếu gặp một người lạ, trước khi mở-miệng định chia sẻ, hãy cố gắng tìm hiểu về nền tảng, tính cách, động cơ, nhu cầu, trải nghiệm riêng của họ trước đã. Trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ thấy không cần phải nói điều gì [nghiêm túc].

Như Chó Sói đã từng viết, đừng tự lãnh cho mình nhiệm-vụ “khai sáng” người khác. Nếu đã làm nhiệm-vụ đó, thì đừng mặc định người ta sẽ hiểu, hoặc sẽ “biết ơn” bạn. Trong đa phần trường hợp, nó chỉ đem lại sự khó chịu. Vì họ không “mượn” bạn làm.

Ngay cả khi người ta “mượn”, cũng hãy nhớ lại khúc “mở miệng”. Bạn thấy đấy, để cho người khác sai cũng không tệ gì đâu. Có những người, họ phải học những bài học đắt giá từ chính sai lầm của họ mới được.

Điều tương tự cũng đến với thành công, nếu bạn hiểu Chó Sói đang nói gì (cười)!

#camnangdilam #kinhnghiemdilam #camnangchosoi

Author

Write A Comment