Author

Chó Sói

Browsing

Các bạn đang tham khảo website có thể đăng ký các khoá học cơ bản được mở trong tháng 10-11, bao gồm:

Thông tin hướng dẫn có đầy đủ trong các đường link đăng ký rồi nha các bạn ơi.

From Chó Sói with love,

#camnangchosoi #dangkykhoahoc

Chó Sói hiểu rằng, trưởng thành nghe có vẻ hay ho, vì không còn ai dạy bạn phải làm gì, và bạn có thể làm ngược lại tất cả những điều bạn được dạy trước đó mà không còn ai ngăn cản. Nhưng, nó cũng có nghĩa rằng không còn ai trả giá thay cho bạn nữa.

Bạn, dù ở lứa tuổi nào, sẽ nhận ra, trưởng thành không phải là câu chuyện bạn bao nhiêu tuổi, mà là góc nhìn cũng như trải nghiệm về cuộc sống của bạn sâu sắc đến độ nào. Người trẻ mắc lỗi, người trung niên mắc lỗi, và người già cũng mắc lỗi. Trưởng thành là sự nhìn nhận và thấu hiểu, về bản thân cũng như về cuộc sống xung quanh, với trái tim và khối óc rộng mở.

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Tất nhiên, trong mọi trường hợp, việc kiểm tra chính tả kĩ càng luôn đáng được khuyến khích.

Đặc biệt, là trong trường hợp mà tình huống hoặc vấn đề đang trình bày có yêu cầu cao về độ nghiêm túc.

Tuy nhiên, chính tả chưa, và sẽ không bao giờ, là nền tảng chính xác để đánh giá trình độ của một người, nhất là về mặt tư duy, và độ rộng mở của tư duy.

Bản chất của chính tả, tức việc viết đúng từ ngữ, dấu câu, là để phục vụ cho quá trình giao tiếp hiệu quả hơn. Nó giúp người ta hiểu đúng ý bạn, và bạn hiểu đúng ý của người ta. Nó giúp chúng ta tránh nhầm lẫn, đặc biệt là trong một số tình huống mà từ vựng vẫn có thể hiểu được trong câu, nhưng lại sai ý người trình bày, ví dụ như: “Chúng ta khát nước” và “chúng ta khác nước”.

Điển hình bên dưới, là của những người bị “lậm” chính tả, dùng vài ba từ ngữ để đánh giá trình độ của một con người. Đây là kiểu đánh giá thiển cận, và trong phần lớn trường hợp, nó thể hiện tư duy “thượng đẳng” của người đang đánh giá, theo kiểu “tôi viết đúng chính tả hơn thì trình độ của tôi cao hơn”. Rõ là vớ va vớ vẩn!

“Mọi chuyện đều vô nghĩa khi bạn sai chính tả”, nó nên là câu đùa giỡn của các bạn trẻ trong những tình huống vô thưởng vô phạt. Còn khi muốn tìm hiểu thêm về ai đó, muốn đào sâu luận điểm nào đó, muốn đánh giá trình độ của người nào đó, chính tả là cấu thành rất “phụ”. Bởi lý do của việc viết sai chính tả thì khá nhiều, và trong phần lớn trường hợp, nó chẳng liên quan gì nhiều tới trình độ của người viết.

Khi bạn có thể hiểu đúng được ý của người ta, thì sai chút chính tả không phải là lý do để bạn cho rằng mình “giỏi giang” hơn, mình “có giáo dục hơn”. Đặc biệt, là phải nhớ rằng, trình độ giáo dục [kiểu như học hàm, học vị] cũng chẳng ảnh hưởng nhiều tới trình độ tư duy. Viết đúng chính tả, mà tư duy hẹp hòi, thiển cận phán xét, chỉ muốn mau chóng “dìm” người khác xuống, thì thiệt tệ. Và Chó Sói đã gặp khá nhiều giáo sư, tiến sĩ…nhưng trình độ tư duy, đặc biệt là độ rộng mở của tư duy, độ “logic” của tư duy, thì còn thua cô bán bún đầu hẻm nhà Chó Sói. Cô có viết sai chính tả vài món, nhưng Chó Sói vẫn thích cô hơn hẳn những người như Tiến-sĩ-Tiêu, hay cô bé trong hình.

Bạn có thể giúp ai đó sửa lỗi chính tả, và nên giúp họ để họ giao tiếp hiệu quả hơn, nhưng đừng lầm tưởng về trình độ tư duy của chính mình.

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Khi bạn chuẩn bị phải hoặc đã quyết định tìm kiếm công việc mới, dưới đây là một số điểm lưu ý:

  1. Chuyện bạn định lãnh lương tháng 13, hay thưởng Tết, hoa hồng các loại… rồi mới nghỉ là rất bình thường: Lương, thưởng, hoa hồng… là thành quả do các bạn đã làm việc và cống hiến trước đó, chứ không phải là thứ Công ty ban phát cho các bạn để ở lại. Người chủ/điều hành doanh nghiệp nào kêu các bạn “vô ơn” khi lãnh lương xong lập tức nghỉ, thì người kì chính là họ, chứ không phải là các bạn đâu. Họ mới chính là người “vô ơn” khi phủi sạch công sức các bạn đã làm việc cho họ hơn một (nhiều) năm qua, và đánh giá các bạn hết sức thiển cận chỉ dựa trên một hành vi bình thường. Họ không hiểu về quản trị và đối nhân xử thế, chứ không phải là các bạn. Hãy cứ thoải mái lãnh lương thưởng, rồi sau đó rời đi nếu cần. Chuyện chẳng có gì to tát cả!
  2. Khi bạn “open to work”, bạn sẽ gặp một cơ số các nhà tuyển dụng như bên dưới: Lượng người không đủ phẩm chất, tư tưởng và kĩ năng làm tuyển dụng, đáng buồn thay, có rất nhiều trên thị trường. Bất kể bạn đang ở vị trí nào, đã từng làm việc hoành tráng ra sao, thì đừng hổ thẹn gì nếu bạn phải rời bỏ những vị trí đó, để làm công việc có lương hoặc vị trí thấp hơn. Người đáng hổ thẹn là những người hay coi thường người khác dựa trên lương bổng hoặc chức vụ. Chó Sói hay dùng profile ảo để nắm bắt tình hình thị trường, vô số lần đã gặp những người tuyển dụng tệ như bên dưới. Thân làm tuyển dụng, mà lại có thái độ trịch thượng và coi thường những người đang tìm việc, vốn dĩ là đối tượng phục vụ của mình. Đừng vì những người coi thường các bạn, mà cảm thấy mình có vấn đề. Những người làm tuyển dụng tệ hại hiện đang đầy rẫy trên thị thường lao động, thậm chí khá nhiều người đến từ các công ty lớn (Chó Sói hay gọi là câu lạc bộ 7080*).
  3. Khi bạn chuẩn bị nghỉ việc, thì một số vấn đề về công việc hoặc mối quan hệ với Sếp/đồng nghiệp đều sẽ có sự thay đổi. Đa phần, mọi người trở nên lãnh đạm với bạn hơn. Một số người sẽ bắt đầu công kích hoặc nói nhiều điều “khác” những điều họ thường hay nói về bạn. Chó Sói xài từ “nói khác”, không phải “nói xấu”, bởi vì có những trường hợp mà hành vi của bạn trong mắt mọi người sẽ thay đổi khi động cơ làm việc của bạn thay đổi. Bạn ở lại công ty, thì hành vi “góp ý” cho ai đó là “đóng góp cho công việc”. Bạn muốn rời đi, hành vi “góp ý” cho ai đó có thể trở thành “muốn gây lục đục, mất đoàn kết nội bộ”. Bất kể bạn đang làm gì, hãy cứ giữ nguyên những việc thường nhật, nhưng nên hạn chế tiếp xúc với mọi người tại Công ty nhất có thể. Hãy tham khảo thêm chương 91 Chó Sói đã từng viết để chuẩn bị cho việc rời đi êm đẹp nhất có thể.

Tóm lại, Công ty không phải gia đình. Khi nào cần đi thì rời đi. Có Công ty cho dù rời đi mình sẽ vẫn biết ơn, có Công ty mình chỉ cám ơn bản thân vì đã chịu rời đi. Như Chó Sói đã từng nói nhiều lần, không có sự vẹn toàn nào trong mọi quyết định, mà bạn luôn phải biết mình được gì, và phải trả giá điều gì, mỗi khi ra một quyết định cho bản thân.

——–

(*) Được viết tại chương 76: Câu chuyện Ứng viên và Nhà tuyển dụng – Cẩm Nang Đi Làm của Chó Sói- Quyển 2.

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

 

Kĩ năng quản lý tốt chính là biến mối quan hệ cấp trên-cấp dưới trở thành mối quan hệ cộng sự, trong đó hai bên tự chủ hoàn thành công việc, và có mặt để hỗ trợ nhau khi cần.

Kĩ năng quản lý bao gồm những gì?!

Nếu bạn đã lên chức quản lý mà vẫn chưa biết, Chó Sói hơi chê. Nhưng bạn có thể bắt đầu học để bớt bị chê.

Bản chất của quản lý là gì?!

Tức là, kĩ năng quản lý tốt để nhằm mục đích gì?

Chê nha các bạn ơi. Chê nha. Chương này Chó Sói viết để chê một số người vậy thôi, khi nào thuận tiện Chó Sói sẽ nói thêm về chủ đề này nhé.

Chúc các bạn quản lý mau giỏi!

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam

Không bàn tới chuyện bạn có niềm tin sắt-đá về nhân tướng học, theo kiểu “người có lông mày như thế này thì rất…”, theo thời gian, bạn sẽ mau chóng nhận ra:

Để kết luận ai đó có phải là người tốt hay không thường khá dễ dàng, vì đa phần mọi người xung quanh bạn không phải là người tốt như vậy, dù phần lớn mọi người thường “tưởng” mình là người như vậy. Người tốt, như Chó Sói từng nói, luôn phải trả giá khá nhiều, theo một cách riêng, với rất nhiều chuẩn mực giới hạn về giá trị mà người khác khó có thể làm theo được.

Mặc dù vậy, hãy cẩn thận khi bạn nhìn nhận ai đó là người xấu. Cũng bởi vì, đa phần mọi người không phải là người xấu như vậy. Họ thường có một số hành vi xấu, tất nhiên, nhưng họ cũng có những hành vi tốt. Đa phần, mọi người xung quanh bạn là người bình thường. Họ không tốt, cũng chẳng xấu. Thứ biến họ thành “người xấu”, trong mắt bạn, chủ yếu chỉ bởi vì họ “không hợp” với bạn, chứ bản thân họ không “xấu” như vậy đâu.  Họ vốn là người bình thường, với nhiều quan điểm về chuẩn mực hành vi, mục đích, cũng như giá trị và niềm tin riêng, đôi khi rất riêng, rất khác, so với bạn, mà thôi.

#camnangchosoi #kinhnghiemcuocsong

Bên dưới, là một loại kiến thức nguy hiểm.

Kết luận được đưa ra cũng nguy hiểm theo: “Cứ dân tộc, tập thể nào càng gần với khung nam tính thì càng phát triển mạnh. Đơn giản vậy thôi!”

Là đơn giản dữ chưa?!:))

Nếu bạn vẫn không thấy được điều gì sai trái từ hai bức hình, thì bạn chính là đối tượng nên đọc bài viết này. Đặc biệt, là các bạn nam trẻ tuổi. Bởi, bạn có thể đang không hiểu được bản chất cuộc sống, tức cách vận hành của sự cân bằng.

Đây là các câu hỏi mà bạn hiển-nhiên (*) phải đặt ra trước khi tin vào các thể-loại kiến thức như thế này:

  1. “Phát triển mạnh” được định nghĩa như thế nào? Nó có thực sự tốt không? Có thể cho ví dụ để bạn dễ hình dung, nó có nghĩa là câu hỏi: Nước Mỹ “phát triển hơn” thì có “thành công và hạnh phúc hơn” đất nước Bhutan hay không?
  2. Vì sao các kiến thức kia lại được định vào tên gọi “khung nam tính” [và “khung nữ tính”]? Lấy ví dụ, tại sao “quan tâm đến sự hoà hợp của nhóm hơn tài năng của từng cá nhân” lại là “khung nữ tính”?
  3. Một bên (chủ yếu) là nói về ưu điểm của “khung nam tính”, phía còn lại là khuyết điểm của “khung nữ tính”? Vậy, khuyết điểm của “khung nam tính” đâu, và ưu điểm của “khung nữ tính” đâu? Chẳng có thứ gì tệ mà lại tồn tại lâu đến mức thành “khung” được cả. Viết như vậy là có ý gì?

Hiển nhiên, ý của nó là để ủng hộ học-thuyết-khung-nam-tính đó, khiến cho bạn dễ hình dung “nam tính” ưu việt hơn “nữ tính”. Cái nguy hiểm của các thể loại học-thuyết-thượng-đẳng này, không phải ở chỗ nó hoàn toàn sai, mà là ở chỗ nó cố tình lồng nhiều cái sai vào trong một số cái đúng, khiến những người bình thường khó nhận biết được các điểm sai trái của học thuyết, vô tình rời xa bản chất vốn có của cuộc sống, để ủng hộ và lan rộng sự sai trái này ra, đặc biệt là để ru-ngủ hay cực-đoan-hoá những người trẻ tuổi.

Hãy nhớ rằng, cái gì có ưu điểm thì cũng có khuyết điểm. Cái gì tồn tại được qua năm tháng nghĩa là nó vẫn ổn, chứ nếu không nó đã biến mất từ lâu. Đừng cố gắng “đánh lận con đen”, lồng những thứ sai trái vào những thứ đúng đắn, để ủng hộ cho sự cực-đoan của mình. Kiến thức chỉ đơn giản và dễ áp dụng, khi chúng ta tìm được về bản chất của nó. Giống như âm và dương. Định sai âm dương từ đầu, hay cho rằng chỉ dương là tốt, âm thì không, vốn dĩ là những kẻ hết sức ngốc-nghếch.

Hy vọng các bạn trẻ không dễ tin, và cố gắng ngừng lan truyền những điều ngốc-nghếch. Học tìm về bản chất của từng kiến thức, từng vấn đề, để biết phân định đúng sai, theo từng tình huống và thời điểm, tốt hơn.

—————

(*): “Để bạn giỏi hơn” đã được đề cập tại chương 75, Cẩm Nang Đi Làm của Chó Sói, Quyển 2.

#camnangchosoi #camnangdilam #kinhnghiemcuocsong

Các bạn đang tham khảo website có thể đăng ký các khoá học cơ bản được mở trong tháng 10-11, bao gồm:

Thông tin hướng dẫn có đầy đủ trong các đường link đăng ký rồi nha các bạn ơi.

From Chó Sói with love,

#camnangchosoi #dangkykhoahoc #kiemsoathanhvi #L&M

Chó Sói hiểu rằng, năm nay là một năm hết sức khó khăn.

Dù đương nhiên, mức độ tác động là rất khác nhau. Có những người xung quanh Chó Sói đã vỡ nợ, có những người vẫn đang lo chạy cơm từng bữa, có những người bỗng dưng thất nghiệp, bắt đầu vay nợ thêm. Có những người vẫn trải qua những ngày bình thường, không thay đổi gì. Và tất nhiên, có những người vẫn đang giàu lên, vẫn định kỳ đi du lịch bốn phương đây đó.

Nền kinh tế khó khăn làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó cho thấy sự tác động mạnh mẽ đến hiện tại, và cả tương lai, của rất nhiều người trong chúng ta.

Và Chó Sói biết, nhiều người trong chúng ta, hiện đang hết sức mệt mỏi.

Nhiều người đang quay cuồng với những khoản nợ, vì thất nghiệp, công việc kinh doanh đình trệ, quan hệ đổ vỡ…

Nhiều người, đã nghĩ về những điều hết sức tiêu cực.

Tất nhiên, Chó Sói sẽ không nói rằng Chó Sói hiểu về tính cách, về lối sống, hay về tình cảnh của các bạn. Chó Sói không cản những suy nghĩ tiêu cực, vì nó là một phần của việc dự đoán tương lai. Chó Sói chỉ nhắn với các bạn, rằng tương lai có thể tiêu cực đi, thì cũng có thể tích cực hơn. Đó, là lý do nó được gọi là “tương lai”.

Bất kể bạn nghĩ gì, hay trong tình cảnh nào, đừng vội bỏ cuộc. Tiến lên thêm 0,1%, nghe có vẻ chẳng có tác dụng gì đáng kể, nhưng nếu bạn đi qua được 10 ngày. Bạn có 1%. 1% tuy rất ít, nhưng là phía của ánh sáng.

Bạn đi thêm được 100 ngày. Tệ nhất bạn đã có thêm 10%. 10% là con số tuy còn ít, nhưng đủ để hy vọng. [Nói tệ nhất, vì cấp số của cuộc sống có thể gia tăng đáng kể hơn rất nhiều, sau khi phối hợp nhiều yếu tố khác nhau].

Hãy hình dung bạn đi thêm được 100 ngày nữa.

Cái Chó Sói quan ngại, là một số người không tìm ra lý do để đi thêm. Một lần nữa, Chó Sói sẽ không nói rằng Chó Sói hiểu về tính cách, về lối sống, hay về tình cảnh của các bạn, để kết luận rõ ràng rằng tại sao bạn nên [hoặc không nên] nghĩ vậy.

Nhưng nên hay không nên cũng chẳng quan trọng đến vậy, vì sự thật rõ ràng, là nếu bạn cố gắng sống thêm một ngày, thì bạn có thêm một cơ hội ở ngày mai. Bạn cố gắng thêm nhiều ngày, thì bạn có thêm nhiều ngày mai, tức rất nhiều cơ hội.

Đừng vội bỏ cuộc. Đừng vội dừng chân. Mệt có thể nghỉ. Nhưng đừng dừng bước. Không phải Chó Sói muốn động viên phi lý gì các bạn, mà Chó Sói đủ trưởng thành để hiểu, nếu bạn còn cố gắng, thì cuộc sống sẽ luôn bù đắp đủ cho các bạn. Không phải bù đắp theo kiểu các bạn muốn, mà là bù đắp để bạn luôn có thể đi tiếp, tiến về phía trước.

Bước thêm 100 bước, chậm thôi, nhưng cứ bước đi.

Gửi đến các độc giả của Chó Sói,

Cho một năm đầy khó khăn và biến động,

Nếu bạn hiểu chữ “bước” trong bài này, hãy tiếp tục tiến lên. Bán thêm một cái bánh, chạy thêm một cuốc xe, viết thêm một bài viết, làm thêm một ngày công…Bạn sẽ không phải thất vọng đâu, khi tới mỗi mốc 100 bước đi.

#camnangchosoi #kinhnghiemcuocsong #camnangdilam

[Đoạn bên dưới chứa nội dung có thể gây tranh cãi. Trẻ em dưới 28 tuổi, phụ nữ chưa mang thai và những người nhạy cảm được khuyến cáo cẩn thận khi đọc].

[Lưu ý cho các bạn trẻ: Chó Sói đang nói các bậc phụ huynh đừng dùng từ “hy sinh” cho lựa chọn của mình, còn con cái thích thấy đó là “hy sinh” thì cứ thấy nha các bé!]

Hãy hình dung, Chó Sói chỉ cho bạn một ví dụ thôi. Bạn nên biết, là với mọi mối quan hệ, thì câu chuyện không bao giờ chỉ dừng ở 1 ví dụ. Cách bạn hành xử ngày hôm nay, sẽ là hệ quả của rất nhiều tình huống xuất hiện về sau. Bạn có thể không cực đoan, nhưng khi những người còn lại trong mối quan hệ nhất quyết làm như vậy, thì bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Nếu Chó Sói viết đến đây, mà bạn vẫn còn ý nghĩ có thể dung-hoà mọi chuyện nữa, thì bạn không chỉ ngây-thơ, mà thế giới xung quanh của bạn cũng thật tốt. Chó Sói chúc mừng bạn, nhưng Chó Sói nghĩ bạn sẽ phải thay đổi để trưởng thành sớm thôi!:)

Trưởng thành trong những tình huống như thế này, là làm gì?

Trưởng thành nghĩa là luôn biết mình cần lựa chọn như thế nào, trên bờ vực cực đoan của mọi tình huống, ngay cả khi không ai ủng hộ bản thân. Dù tất nhiên ít ai [ngốc nghếch đến độ] chủ đích đẩy tình huống về phía cực đoan, thì khi nó xảy ra, người trưởng thành đều biết họ phải trả giá những gì để lựa chọn.

Làm sao biết cái giá phải trả là gì trong các tình huống cực đoan?

Cái quan trọng nhất của người trưởng thành, là họ ngừng “hy sinh” bản thân. Không người trưởng thành [đúng nghĩa] nào lấy chữ “hy sinh” [đặc biệt là hy sinh cho “người khác”] để làm lý do cho sự lựa chọn của mình. Họ luôn chọn giữ lấy giá trị sống của bản thân.

Tức là, nếu bạn chưa có [hệ] giá trị sống, hiểu và vận hành nó thuần thục trong các tình huống, thì bạn vẫn chưa phải là người trưởng thành đúng nghĩa. Giá trị sống đến từ bên trong bạn, hình thành dựa vào niềm tin của bạn về cách thế giới vận hành [ví dụ: luật nhân quả], chứ không phải từ tình huống hay giá trị của những người bên ngoài [cho dù là người-bên-ngoài thân thiết nhất với bạn, ví dụ như gia đình].

Thành thật mà nói, số lượng người có giá trị sống, hiểu và vận hành nó thuần thục, dưới trải nghiệm của Chó Sói, là rất ít. Thế nên, đa phần mọi người thường lựa chọn rất “loạn”, thiếu nhất quán, và quan trọng nhất, là rất hay hối hận. Bởi vì họ không đi được đến tận cùng lý do cho sự lựa chọn của mình, đặc biệt khi có tình huống cực đoan xảy ra.

Nên, có giá trị sống, thì bạn mới có thể đưa ra lựa chọn chống lại cả “thế giới”, nơi mà không ai ủng hộ mình. “Thế giới” tất nhiên không phải là tất cả mọi người, nhưng lại chính là những người [từng] thân thiết và yêu thương bạn nhất.

Giống lúc bạn từ bỏ một công việc lương bổng ổn định với phúc lợi tốt để khởi nghiệp và thế-giới của bạn [ví dụ: vợ/chồng hay ba/mẹ…] phản đối đến cùng.

Hay lúc bạn từ bỏ một đối tượng hoành tráng, giàu có để kết hôn với một người ít điều kiện hơn vạn lần và thế-giới của bạn [ví dụ như: ba/mẹ, ông/bà…] lấy sự sống chết của mình ra để đe doạ.

Hoặc lúc bạn định kết thân với một người mà bạn thân của bạn rất ghét và ra “tối hậu thư” rằng nếu bạn chơi với người đó thì họ sẽ “block” bạn.

Đừng đùa giỡn, hãy nghĩ về kết thúc thật sự cực đoan của nó, để lựa chọn mà không có hối tiếc. Bạn sẽ hiểu rằng, chỉ có giá trị sống, mới giúp bạn đi đến cùng của lựa chọn mà thôi. Bởi vì, giá trị sống chính là tất cả của bạn. Những thứ còn lại chỉ là vật trung gian, cho tới khi bạn kết thúc hành trình [sống và tồn tại] của mình.

(Hết)

#camnangchosoi #kinhnghiemcuocsong