Category

Quyển 4

Category

Khi bạn chuẩn bị phải hoặc đã quyết định tìm kiếm công việc mới, dưới đây là một số điểm lưu ý:

  1. Chuyện bạn định lãnh lương tháng 13, hay thưởng Tết, hoa hồng các loại… rồi mới nghỉ là rất bình thường: Lương, thưởng, hoa hồng… là thành quả do các bạn đã làm việc và cống hiến trước đó, chứ không phải là thứ Công ty ban phát cho các bạn để ở lại. Người chủ/điều hành doanh nghiệp nào kêu các bạn “vô ơn” khi lãnh lương xong lập tức nghỉ, thì người kì chính là họ, chứ không phải là các bạn đâu. Họ mới chính là người “vô ơn” khi phủi sạch công sức các bạn đã làm việc cho họ hơn một (nhiều) năm qua, và đánh giá các bạn hết sức thiển cận chỉ dựa trên một hành vi bình thường. Họ không hiểu về quản trị và đối nhân xử thế, chứ không phải là các bạn. Hãy cứ thoải mái lãnh lương thưởng, rồi sau đó rời đi nếu cần. Chuyện chẳng có gì to tát cả!
  2. Khi bạn “open to work”, bạn sẽ gặp một cơ số các nhà tuyển dụng như bên dưới: Lượng người không đủ phẩm chất, tư tưởng và kĩ năng làm tuyển dụng, đáng buồn thay, có rất nhiều trên thị trường. Bất kể bạn đang ở vị trí nào, đã từng làm việc hoành tráng ra sao, thì đừng hổ thẹn gì nếu bạn phải rời bỏ những vị trí đó, để làm công việc có lương hoặc vị trí thấp hơn. Người đáng hổ thẹn là những người hay coi thường người khác dựa trên lương bổng hoặc chức vụ. Chó Sói hay dùng profile ảo để nắm bắt tình hình thị trường, vô số lần đã gặp những người tuyển dụng tệ như bên dưới. Thân làm tuyển dụng, mà lại có thái độ trịch thượng và coi thường những người đang tìm việc, vốn dĩ là đối tượng phục vụ của mình. Đừng vì những người coi thường các bạn, mà cảm thấy mình có vấn đề. Những người làm tuyển dụng tệ hại hiện đang đầy rẫy trên thị thường lao động, thậm chí khá nhiều người đến từ các công ty lớn (Chó Sói hay gọi là câu lạc bộ 7080*).
  3. Khi bạn chuẩn bị nghỉ việc, thì một số vấn đề về công việc hoặc mối quan hệ với Sếp/đồng nghiệp đều sẽ có sự thay đổi. Đa phần, mọi người trở nên lãnh đạm với bạn hơn. Một số người sẽ bắt đầu công kích hoặc nói nhiều điều “khác” những điều họ thường hay nói về bạn. Chó Sói xài từ “nói khác”, không phải “nói xấu”, bởi vì có những trường hợp mà hành vi của bạn trong mắt mọi người sẽ thay đổi khi động cơ làm việc của bạn thay đổi. Bạn ở lại công ty, thì hành vi “góp ý” cho ai đó là “đóng góp cho công việc”. Bạn muốn rời đi, hành vi “góp ý” cho ai đó có thể trở thành “muốn gây lục đục, mất đoàn kết nội bộ”. Bất kể bạn đang làm gì, hãy cứ giữ nguyên những việc thường nhật, nhưng nên hạn chế tiếp xúc với mọi người tại Công ty nhất có thể. Hãy tham khảo thêm chương 91 Chó Sói đã từng viết để chuẩn bị cho việc rời đi êm đẹp nhất có thể.

Tóm lại, Công ty không phải gia đình. Khi nào cần đi thì rời đi. Có Công ty cho dù rời đi mình sẽ vẫn biết ơn, có Công ty mình chỉ cám ơn bản thân vì đã chịu rời đi. Như Chó Sói đã từng nói nhiều lần, không có sự vẹn toàn nào trong mọi quyết định, mà bạn luôn phải biết mình được gì, và phải trả giá điều gì, mỗi khi ra một quyết định cho bản thân.

——–

(*) Được viết tại chương 76: Câu chuyện Ứng viên và Nhà tuyển dụng – Cẩm Nang Đi Làm của Chó Sói- Quyển 2.

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

 

Kĩ năng quản lý tốt chính là biến mối quan hệ cấp trên-cấp dưới trở thành mối quan hệ cộng sự, trong đó hai bên tự chủ hoàn thành công việc, và có mặt để hỗ trợ nhau khi cần.

Kĩ năng quản lý bao gồm những gì?!

Nếu bạn đã lên chức quản lý mà vẫn chưa biết, Chó Sói hơi chê. Nhưng bạn có thể bắt đầu học để bớt bị chê.

Bản chất của quản lý là gì?!

Tức là, kĩ năng quản lý tốt để nhằm mục đích gì?

Chê nha các bạn ơi. Chê nha. Chương này Chó Sói viết để chê một số người vậy thôi, khi nào thuận tiện Chó Sói sẽ nói thêm về chủ đề này nhé.

Chúc các bạn quản lý mau giỏi!

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam

Tất nhiên điều này không có gì mới. Đặc biệt nếu bạn yêu thích triết học.

Nó có nghĩa là, khi bạn nghe ai đó khẳng định với bạn, rằng họ có một mối quan hệ thân thiết mà chưa từng trải qua mâu thuẫn, thì hoặc là họ nói dối bạn, hoặc là họ đang ảo tưởng về sự “thân thiết” của mối quan hệ mà họ đang có.

Dù xét trên loại quan hệ nào, từ gia đình, bạn bè, người yêu, hay đồng nghiệp, đối tác…

Mâu thuẫn không nhất thiết dẫn tới tranh cãi. Mâu thuẫn được định hình dựa trên giá trị, lợi ích, tư tưởng, nền tảng và lựa chọn của mỗi cá nhân, luôn có sự khác biệt nhất định.

Phải trải qua mâu thuẫn, thì mối quan hệ mới phát triển được. Giải quyết mâu thuẫn là nền tảng để thấu hiểu sâu rộng về những người trong mối quan hệ được xây dựng.

Nhiều người tránh mâu thuẫn, như không tranh luận với đồng nghiệp, không hỏi rõ ràng đối tác, che giấu thông tin với khách hàng…[cũng như với gia đình, bạn bè…] vì lo sợ mâu thuẫn sẽ làm mối quan hệ xấu đi. Thật ra, mâu thuẫn không làm mối quan hệ xấu đi, cách bạn xử lý mâu thuẫn mới làm cho mối quan hệ trở nên tệ hơn.

Đâu là cách xử lý mâu thuẫn tốt?

Chia vui với bạn, rằng không có một cách hoàn hảo nào có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ. Tuy nhiên, có một số lưu ý dễ-ợt bạn đã từng nghe, nhưng chưa làm được cho tới tận bây giờ:

  • Nhận ra được sự thật ẩn đằng sau lời nói của mọi người.
  • Chọn cách giao tiếp phù hợp nhất theo từng đối tượng.
  • Tư duy win-win đúng nghĩa (thực tế hơn, bao gồm cả trường hợp “ít thua nhất”, chứ không phải lúc nào hai bên cũng “win”).

Những người chưa làm được, thường thiếu một trong hai yếu tố quan trọng cần thiết, để xây dựng một mối quan hệ bền chặt: tư duy phân tích quan sát, và sự quan tâm. Nên, mâu thuẫn với họ trở thành thứ rất đáng sợ.

Thật ra, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, luôn là một cơ hội đúng nghĩa.

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam

Những người hay gây phiền-não nhất trên trang với Chó Sói, đó thường là các bạn trẻ từ 28-32 tuổi.

Bởi vì, đối với người bình thường, đây là độ tuổi các bạn bắt đầu đạt được một số thành công nhất định. Vừa lên chức quản lý, mới mua nhà, đang tậu xe, ký hợp đồng lớn, lập gia đình, sinh con…các bạn cũng bắt đầu có kinh nghiệm nhất định, dù là về cuộc sống, hay là về ngành nghề các bạn đang làm việc.

Nên, các bạn tưởng rằng các bạn đã “nhìn thấu hồng trần”. Các bạn nghĩ các bạn đã biết hết bản chất cuộc sống, và cách làm đang đem lại thành công cho các bạn chính là cách làm đúng đắn nhất, nên làm nhất trong đời!

Thật không may, sự thật rốt cuộc lại khác.

Bởi vì, đó không phải là cách nghĩ của những người trưởng thành.

Khi bạn trưởng thành [hơn], bạn sẽ nhận ra, có rất nhiều cách đúng trên đời. Cách của bạn có thể đúng với bạn, nhưng không đúng với người khác. Bạn biết thế giới không chỉ có đúng-sai, nó còn có đúng-đúng. Bạn sẽ hiểu “hồng trần”, theo kiểu có rất nhiều “hồng trần” khác xung quanh bạn, và bạn luôn phải học hỏi từ đó.

Khi bạn trưởng thành [hơn], bạn sẽ nhận ra, kinh nghiệm của bạn có thể đúng hôm nay, vì nó đã đúng hơn mấy chục năm cuộc đời, nhưng có thể sai vào ngày mai. Thậm chí đã sai vào ngay hôm nay. Bạn sẽ không “dán nhãn” những kinh nghiệm sống của bạn, theo kiểu “nhà nước là vậy”, “dân kinh doanh là vậy”, “phụ huynh là vậy”, hay thậm chí “Gen Y, Gen Z… là vậy”, chỉ bởi vì bạn làm việc được với một số quan chức nhà nước, hay một số phụ huynh, hay một số nhân viên, hoặc một số đồng nghiệp. Bạn nhận ra, kinh nghiệm là thứ không phải lúc nào cũng hữu dụng. Nó có thể [đã từng] hữu dụng, nhưng cũng là thứ có thể giết-chết bạn, nếu bạn không thay đổi.

Thế nên, trưởng thành hơn, nghĩa là đầu óc luôn rộng mở, và ngày càng rộng mở hơn. Chó Sói hay nói với mọi người, theo thời gian, chỉ có hai dạng người-già: Dạng người càng già càng thông thái, càng mong muốn học hỏi nhiều hơn. Thường xuyên kiểm tra những điều mình đã biết, sâu sắc hơn nữa, và không ngừng học thêm cái mới.

Dạng người còn lại, là càng già càng “lầy”. Càng giỏi biện hộ, càng nhiều lý do. Càng thoái thác trách nhiệm cá nhân, trì trệ, và khi có vấn đề gì đó xảy ra, sẽ lấy tuổi tác ra để nói. Luôn cho rằng mình đã sống đủ, đã nhìn thấy hết, và cho rằng kinh nghiệm của mình là đúng nhất. Nếu không, thì cũng là do mình già rồi, nên thay đổi không còn kịp nữa. Luôn cho rằng tuổi tác chính là chỉ số cho sự khôn ngoan, mà không hiểu được rằng, có những người [tức chính họ], chỉ già đi, chứ không khôn ngoan lên chút nào.

Dạng một, mới là người trưởng thành. Như Chó Sói đã từng viết [tại chương 37 quyển 1], trưởng thành là một cuộc hành trình dài không có điểm dừng, và bạn không được phép dừng. Hãy dùng tất cả ý chí, niềm tin, nỗ lực, sự bền bỉ, tất cả khả năng và nghị lực của bạn, để trưởng thành hơn.

Còn lại, thì chỉ là chớm trưởng thành. Dùng chút ít phần kinh nghiệm có được từ thế giới nhỏ bé của mình, để định hình thế giới bao la rộng lớn ngoài kia phải sống theo ý mình, rốt cuộc chẳng học thêm được gì, mà chỉ già thêm mỗi năm. Sức khoẻ đã yếu, đầu óc tư duy còn tệ hơn.

Chó Sói hy vọng bạn không chỉ “chớm”, rồi dừng lại. Chó Sói hy vọng sẽ luôn gặp được phiên bản trưởng thành của các bạn!

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam