Trong quyển sách đầu tiên, Chó Sói có viết một chương đặc biệt, để bàn về cách đối phó với chính trị nơi công sở. Một vài bạn, đặc biệt là một số nhà điều hành cấp cao, và quản lý doanh nghiệp, đã hỏi Chó Sói rằng: Thay vì “đối phó” với chính trị công sở, sao mình không tìm cách “tiêu diệt” nó, để nơi làm việc trở thành một chốn tốt đẹp hơn?
Tức là, nếu mình là một người lãnh đạo tài giỏi, có giá trị đạo đức, biết phân định đúng sai, thì mình sẽ biết sa thải những người cố tình gây ra “thị phi”, để nơi làm việc của mình không còn tồn tại chính trị công sở nữa.
Chó Sói cười, bảo, nếu bạn nghĩ như vậy, thì bạn không phải là nhà lãnh đạo tài giỏi đâu. Bạn chỉ có thể thành nhà lãnh đạo ngây-thơ, hoặc nhà lãnh đạo lý-tưởng-hoá, tức phi thực tế, đặc biệt nếu công ty của bạn có từ 10 người trở lên và có phân cấp bậc [tức bạn “tưởng” công ty của bạn không có chính trị].
Tại sao chúng ta, dù là nhà lãnh đạo xuất chúng đến độ nào, cũng không thể “tiêu diệt” chính trị công sở?
Bởi vì, không phải chỉ người-xấu mới dùng đến chính trị, mà cả người-tốt cũng vậy. Chính trị xuất phát từ tâm lý con người, và chỉ nơi nào không có con người, thì nơi đó mới không có chính trị.
Nếu bạn chưa mường tượng được điều Chó Sói nói, hoặc nếu bạn đang nghe ai đó nói, và nó khác với điều Chó Sói vừa nói ở trên, hãy dừng lại một chút. Bạn có phải là một người ngây thơ, hay lý-tưởng-hoá không?
Nếu đúng, bạn nên dừng đọc. Những điều tiếp theo sẽ làm bạn đau-lòng, và bớt “yêu” cuộc sống hơn một chút (dù đó mới là cuộc sống theo đúng nghĩa của nó).
Nếu không, chúng ta sẽ đi vào sự thật phũ phàng (*) này. Tức trả lời rõ ràng hơn câu hỏi: Tại sao chúng ta, dù là nhà lãnh đạo xuất chúng đến độ nào, cũng không thể “tiêu diệt” chính trị công sở?
(Còn tiếp)
(*): Theo một số từ điển, xuất phát điểm là từ “phủ phàng” (ý nói về chính tả).
#camnangdilam #yeudancongso #kinhnghiemdilam