2. Khi Client định ra luôn “giải pháp”:
Về nguyên tắc, thì Client chỉ cần đưa ra “mục tiêu”, Agency mới là bên đề xuất ra “giải pháp”. Thế nhưng, thay vì chọn Agency nào cung cấp “giải pháp” tốt hơn, một số Client lại chọn người quen làm Agency, sau đó can thiệp thô bạo hoặc đưa luôn “giải pháp” và bắt Agency đó phải làm đúng theo như vậy.
“Em phải quay góc đó mới đẹp. Kịch bản phải có câu này mới hay chứ, chị làm lâu năm chị biết!”
Nếu Agency nào lỡ đứng lên phản bác “giải pháp” của Client, tức chỉ ra rằng: “Chị ơi, dù chị làm nhiều năm trong nghề rồi nhưng cái giải pháp này của chị nó kỳ-lạ quá!”, thì y như rằng, mình đang xài con dao hai lưỡi. Nếu không phải “người quen” càng coi như “pitching” (3) cho vui vậy thôi, chứ miếng bánh Client bị “tạp” ngay từ đầu!
Tuy đỡ hơn so với việc đặt ra mục tiêu không tưởng, vấn đề số 2 khiến nhiều Agency mất hết khả năng sáng tạo, chỉ cố gắng tham gia và tiếp cận Client để làm “người quen”. Những nhân viên trong Agency thì hoạt động giống robot, đây cũng là một kiểu ác mộng khác!
3. Vì Agency là nơi nhận lợi ích kinh tế trước:
Agency đương nhiên là đơn vị được nhận tiền trước [thường là một nửa hoặc một phần cọc đủ lớn], cho dù họ chưa sản sinh kết quả, nên Client bù lại muốn họ làm theo ý mình để “đảm bảo” có kết quả sản sinh. Một số đại diện Client thậm chí biết Agency “bùa” số liệu nhưng vẫn cho qua, vì họ chỉ cần trình một-kết-quả-đẹp lên cấp trên, bất chấp nó có đúng hay không, để chứng minh “em đã chi tiền rất đúng chỗ, em thật có năng lực!”.
Cũng chính vì việc này, mà bất kỳ khi nào “cảm nhận” rằng kết quả không được như “dự đoán”, đại diện Client đều có thể chuyển về vấn đề 1 và 2, để buộc Agency phải chấp nhận san sẻ trách nhiệm. Điều này càng đúng khi đại diện Client có “cấp trên” cũng kỳ-lạ.
4. Vì Client là nơi nhận lợi ích kinh tế trong dài hạn, và kết quả đó không phải lúc nào cũng đến từ [hoặc chứng minh được] là có liên kết chặt chẽ với kết quả dự án từ Agency:
Hãy hình dung một đoạn quảng cáo từ Agency sẽ giúp gì cho doanh số bán hàng của Client? Và thậm chí cho dù đoạn quảng cáo đó rất hay? Ai có chuyên môn marketing đều hiểu, hành vi tiêu dùng là một thứ khá phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và các dự án từ Agency chỉ là một trong các yếu tố đó thôi.
Thế nên, cho dù Agency làm rất tệ [ví dụ: quảng cáo quá dở] thì người tiêu dùng vẫn có thể chọn sản phẩm của thương hiệu, vì nó đủ tốt. Ngược lại, cho dù Agency tạo ra kết quả siêu cao [ví dụ: độ nhận diện thương hiệu và số lượng người tiếp cận tăng cao hơn] thì người tiêu dùng vẫn có thể không chọn thương hiệu, vì nó không đủ tốt [hãy hình dung các kiểu quảng cáo đánh vào “lòng yêu nước”].
Tức là?
Tức là, một lần nữa, “quyền định giá” thuộc về Client. Đặc biệt, Client càng có vị thế trên thị trường [ví dụ các tập đoàn hàng tiêu dùng] thì bất chấp Agency có làm gì, lượng tiêu thụ hàng hoá của họ vẫn rất tốt. Thế nên, đây cũng là lý do mà rất nhiều Agency bất chấp tất cả để làm với các Client lớn, vì họ được đảm bảo về mặt kết quả [tức doanh số sau các dự án], bất chấp họ có tâm có tầm gì với Client hay không.
Nếu bạn đã đọc xong, và đọc kỹ bốn vấn đề vừa rồi, câu hỏi còn lại sẽ là “Có cách nào khả dĩ để giải quyết triệt để vấn-nạn này?”
Cái đó, thì chúng ta phải đi ngược lại từ nguồn gốc.
[Còn tiếp]
(3): Thuật ngữ “pitching” được hiểu là việc tham giao vào buổi trình bày ý tưởng dựa trên brief [tức yêu cầu sơ khởi] từ phía Client của các Agency, giống hoạt động “đấu giá” nhưng chú trọng về mặt ý tưởng nhiều hơn.
#camnangdilam #kinhnghiemdilam