Và khi họ thất bại, tức họ âm-mưu đi chỗ khác mà không được, thì cũng chẳng có lý do gì để trù dập. Hãy rộng đường cho họ quay lại. Có khi họ sẽ trung thành hơn xưa, có khi họ vẫn “dở dở ương ương”, nhưng chỉ cần đảm bảo họ thực hiện được KPI, là đủ. Đó là nhiệm vụ của bạn. Không nhất thiết nhân viên bất mãn với công ty hay không, bất cứ lúc nào họ cũng có thể chểnh mảng công việc, vì những lý do riêng tư [như bị thất tình chẳng hạn]. Hỗ trợ họ hết mức có thể, cảnh báo họ khi chuyện không mong muốn sắp sửa xảy ra, chuẩn bị các kế hoạch nếu họ rời đi, đó là công việc của người quản lý. Nếu rảnh để ngồi nghĩ ra cách trù dập nhân viên, chi bằng dành thời gian đó để lên kế hoạch làm cho mọi thứ ổn định, dễ kiểm soát và phòng bị tốt hơn.

[Lưu ý, việc hỗ trợ nhân viên đi phỏng vấn thoải mái có thể khiến xảy ra tin đồn, nhiều khi từ chính nhân viên đó, rằng chắc bạn cũng đang “âm mưu” chuyển việc nên mới thoải mái như vậy. Hãy đảm bảo “version” này đã được thông báo với cấp trên trực tiếp của bạn, nhằm đảm bảo vị thế và sự chuyên nghiệp của mình, tránh những tình huống không đáng, dù bạn có ý tốt. Thảm khảo thêm chương đặc biệt: “Thế nào là chuyên nghiệp trong công sở?” đã từng được viết].

Nói chung, cay cú với nhân viên, thì xuống chỗ nhân viên mà ngồi, bởi tư tưởng đó không đủ tư cách để được làm quản lý.

Đừng hiểu lầm ý Chó Sói, nó không có nghĩa rằng bạn không được kỷ luật nhân viên, hay “giáo huấn” nhân viên mỗi khi họ tạo ra lỗi lầm. Nó có nghĩa rằng mục đích đằng sau tất cả hành động của bạn là để huấn luyện, thay đổi, cải thiện, phát triển nhân viên lên một tầm cao mới. Bạn nghĩ nhân viên không đủ thông minh để nhận ra?

Nếu nhân viên không đủ thông minh để nhận ra, thì bạn phải làm sao để tránh họ hiểu lầm hết mức có thể, chứ không phải mặc kệ họ. Mặc kệ nhân viên hiểu lầm, để họ không thể làm việc tốt hơn, đó vẫn là lỗi của bạn.

[Tất nhiên, chuyện hướng dẫn của bạn vẫn có thể là chuyện-cay-cú trong mắt nhân viên, bạn không nhất thiết phải giải thích cho mọi tình huống. Đặc biệt với các bạn trẻ tầm 26-32 tuổi, lớn chưa đủ lớn nhưng nhỏ không còn nhỏ, việc giải thích sẽ khó khăn hơn rất nhiều, vì các bạn đang tới giai đoạn muốn chứng minh năng lực “senior” của bản thân, luôn cho rằng góc nhìn của mình là đúng và tốt nhất! Chỉ cần bạn đừng bị cuốn theo quá đà, tỉnh táo để luôn ghi nhớ mục đích sau cùng của mình là được].

Không hiểu được điều này, thì đừng làm “Sếp” của người khác. Nếu chỉ có la mắng hoặc để yên cho nhân viên tự sinh tự diệt, vậy ai mà chả làm Sếp được. Nhân viên của bạn có khi còn làm tốt hơn cả bạn ấy chứ.

Vã hãy nhớ bài học, vì có thể bạn đang là “Sếp” của người này, nhưng lại là nhân viên của người kia. Cấp càng cao, dù kiếm việc mới khó khăn hơn, vẫn phải thực hành “ngẩng cao đầu”. Lén lén lút lút, mà ngồi được ở vị trí cấp cao, công ty nào tuyển các bạn cũng thật kì-lạ.

Đừng làm một người Sếp kì-lạ.

Như đã nói ở phần mở đầu, đây là bài viết dành cho những ai đang làm Sếp, hoặc mong muốn lên làm “Sếp”. Nếu bạn đang là nhân viên, việc lựa chọn “ngẩng cao đầu” hay không liên quan nhiều tới Sếp trực tiếp của bạn. Chó Sói không bắt buộc các bạn, nhưng khuyến khích các bạn “ngẩng cao đầu” để đi phỏng vấn ở một nơi khác.

Làm nhân viên, cũng nên có “giá trị riêng”. Gian dối, hay theo góc nhìn của nhiều bạn trẻ, là “biết nói khéo”, đủ “khôn khéo”, dù có vẻ rất thông minh và dễ đạt mục đích hơn, không phải là thứ nên được “tập luyện” nhiều. Hãy làm sao để “năng lực” làm việc của mình, dù thậm chí mình quyết định ở lại sau khi đi phỏng vấn, vẫn đủ để mọi người không “trù dập” được bạn. Công ty nên mừng khi thấy bạn quyết định ở lại.

#camnangchosoi #kinhnghiemdilam #camnangdilam

Author

Write A Comment