Khi bạn giỏi chuyên môn hơn Sếp, có hai cách ứng xử phù hợp mà bạn nên làm. Tuy nhiên, rất nhiều người lại chọn cách thứ ba, cũng là cách ứng xử tệ nhất, đó là: “Qua mặt” Sếp.
Qua mặt Sếp, nhẹ thì là theo kiểu giải thích qua loa về chuyên môn mỗi khi có việc cần, vì nghĩ “Ổng/bả biết gì đâu. Nói cũng vậy thôi.” Nặng thì là cố gắng tiếp cận cấp trên của Sếp để trình bày ý tưởng, đề xuất cải thiện chuyên môn, thậm chí cố gắng “chiếm chỗ” của Sếp.
Tại sao chúng ta không nên chọn cách thứ ba?
Đây là một câu hỏi kì-dị. Thật “phiền” khi bạn không biết đáp án.
Thôi nhẹ thì giải thích rằng bạn nên hiểu, Sếp có thể không rành về chuyên môn của bạn, nhưng không phải họ không hiểu gì về “logic” chung trong mọi phần trình bày. Và họ luôn có thể sử dụng sự trợ giúp để kiểm tra chuyên môn của bạn từ những người khác.
Nặng thì bạn nên hiểu, khi tiếp cận Sếp của Sếp, người ta thường không [hoặc vẫn khó] đánh giá chuyên môn của bạn có tốt hay không [vì đôi khi Sếp của Sếp cũng không rành chuyên môn này], nhưng biết ngay bạn đang “đâm sau lưng” Sếp bạn. Thường thì, không có ai lại tin tưởng hay yêu thích những người chuyên làm chuyện “đâm sau lưng” người khác. Khi cho bạn “chiếm chỗ” Sếp bạn, họ tự nhiên hình dung cũng có ngày mình trở thành “nạn nhân” tiếp theo [dù bạn có làm vậy hay không!].
Nên nếu bạn đang chọn cách thứ ba, bất chấp bạn có chuyên môn cao đến đâu, hay thậm chí bạn nghĩ bạn thông minh (!) đến độ nào, thì bạn vẫn đang hành xử rất “tệ” và “kém sang”. Chúng ta hãy cùng nhau bàn về hai cách ứng xử phù hợp, như đã đề cập ở ban đầu, giúp cho bạn mau chóng “sang chảnh” và “bớt tệ” hơn.
(Còn tiếp)
#camnangdilam #kinhnghiemdilam