Vậy, rốt cuộc, định nghĩa về “common sense” nên được hiểu như thế nào?

Trái với sự phức-tạp được hình dung hơi quá, hãy nhìn lại định nghĩa một lần nữa. Như những từ ngữ vốn có của nó, việc đầu tiên cần làm để xác định hành động của ai đó có hợp lý không, là căn cứ họ hành động dựa trên “những kiến thức và nhận định thực tiễn” nào?

Tức là, họ biết gì, và không biết gì (kiến thức) liên quan tới hành động đó?

Ví dụ dễ hiểu, là “em có biết theo luật pháp Việt Nam, thì con trai 20 tuổi mới được đăng ký kết hôn không?”

Cái thứ hai, là khi biết (hoặc không biết) kiến thức đó, thì họ đã có những nhận định riêng nào, cho bản thân?

Ví dụ dễ hiểu, là “em biết con trai Việt Nam 20 tuổi mới được kết hôn, em thấy quy định như vậy có đúng không, hay sai, hay 18 tuổi là được rồi (thậm chí 15 tuổi là được rồi)?”, chẳng hạn.

Tiếp theo, là xác định “mức độ cơ bản mà mọi người cần”. Mức độ cơ bản cho một kiến thức hoặc đánh giá, là một chuyện vẫn luôn gây tranh cãi. Tuy nhiên, về mặt bản chất, “mức độ cơ bản mà mọi người cần” được xác định dựa trên một điều, đó là: sự đồng thuận của chính mọi người. “Chúng ta đồng thuận A là mức độ cơ bản!”.

Xét đến một hành động trong xã hội, thì mức độ cơ bản mà mọi người đều đồng thuận, chính là các quy định của pháp luật. Luật pháp cho phép hoặc không cho phép, biết hoặc buộc phải biết…, đó là cái gọi là mức độ cơ bản.

Đến lúc này, bạn sẽ nhận ra, lý do Chó Sói nói rằng “số đông mọi người rất yếu về “common sense””, đó là vì đa phần mọi người không có nhiều hiểu biết về pháp luật (tệ nhất, là cho lĩnh vực mà mình đang hoạt động). Bên cạnh đó, hệ thống tư pháp để hỗ trợ việc nghiên cứu và thực hành pháp luật cũng khá yếu (như một số nước, căn cứ cho việc “hỗ trợ tư pháp” chính là số luật sư/dân, hoặc quyền của luật sư, cách thức bổ nhiệm thẩm phán và công tố, quyền của thẩm phán và công tố…).

Hãy hiểu rằng, việc thông qua một bộ luật nào đó, chính là căn cứ dùng để xác định “mức độ cơ bản” cho một (số) loại hành động trong xã hội.

Trong các tổ chức, công ty…, những nội quy (không trái pháp luật) chính là mức độ cơ bản. Trong một team, một nhóm nhỏ hơn, đó là những quy tắc đã được thỏa thuận (không trái pháp luật). Hãy hiểu rằng, cái hợp lý nhất, đối với một cộng đồng, là cái được nhiều người đồng tình nhất.

[Điều này lý giải cho việc các nhóm thiểu số, các đối tượng cá biệt thường rất khó chứng minh rằng hành động riêng lẽ của mình là hợp lý, trong mắt mọi người. Họ thường chỉ cố chứng minh là nó hợp pháp thôi!]

Bạn thấy đỡ hơn chút nào chưa? Ý Chó Sói là, bạn đã thấy dễ hiểu hơn chút nào chưa? Nếu chưa, cứ quay lại bẫy 1 hoặc bẫy 2, vậy cho nó nhanh, nha bạn! (Cười)

(Còn tiếp)

#camnangdilam #dancongso #kinhnghiemdilam

Author

Write A Comment