– Nhân tướng học:

Mức độ chính xác: 15-35%

Nhược điểm: Nguồn gốc cũng lâu đời và bí ẩn, lại rất phức tạp nên có vô số phiên bản và mức độ chính xác phụ thuộc khá nhiều vào người phân-tích “nhân tướng” (lông mày đậm như vầy thì…nhưng do có nốt ruồi gần đó nên…)

Ưu điểm: “Tâm sinh tướng” là một niềm tin khá lâu đời và có ảnh hưởng rộng lớn. Các sách nhân tướng kèm hình vẽ khá chi tiết và về đơn lẻ ít mâu thuẫn (trừ khúc “nhưng…” kết hợp như đã nói ở trên). Đặc biệt ở xã hội Á Đông niềm tin về nhân tướng thực sự có thể tác động tới hành vi và ngược lại tạo nên sự gia tăng mức độ chính xác do niềm tin. Ưu điểm này trở nên rất nguy hiểm với những người “mê tín”.

– Bát tự:

Mức độ chính xác: 35-50%

Nhược điểm: Nguồn gốc cũng lâu đời và bí ẩn, phức tạp hơn cả “nhân tướng học” do phối hợp nhiều yếu tố với nhau. Mức độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào người phân tích tổng quan, tức phân tích “dụng thần”.

Ưu điểm: Sự tin tưởng đối với phương pháp này cho những người có nghiên cứu là khá cao, mức độ phù hợp với văn hoá Á Đông càng cao hơn. Phân tích “dụng thần” chính xác có khá nhiều lợi thế trong cuộc sống, đặc biệt ở mảng “phòng ngừa rủi ro”.

– DISC:

Mức độ chính xác: 40-70%

Nhược điểm: Các từ dùng để đại diện khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn khi thực hiện, khiến đa phần mọi người dễ trả lời sai hoặc trả lời theo cái mình muốn hơn là hành vi thực tế. Nếu không được hướng dẫn đúng sẽ gây ra ngộ nhận cao. Bộ câu hỏi cũng khá phức tạp. Các phiên bản Việt hoá có thể bị dịch sai ý nghĩa nên cần cẩn trọng.

Ưu điểm: Là một phương pháp có độ khoa học và logic khá cao, đặc biệt giúp phân biệt được tính cách trong điều kiện bình thường và cả điều kiện “dưới áp lực” (ví dụ có những người bình thường không “quyết đoán” nhưng trong điều kiện có áp lực, ví dụ khủng hoảng, lại trở nên cực kỳ quyết đoán, có thể xem như phát hiện được “tính cách ẩn” trong các tình huống đặc biệt).

– MBTI:

Mức độ chính xác: 50-80%

Nhược điểm: Dù mức độ chính xác cao hơn, vấn đề của việc sử dụng MBTI là mọi người có xu hướng trả lời “hời hợt” và quan trọng hơn, là trả lời theo hành vi đã được “điều chỉnh xã hội” chứ không phải hành vi tự nhiên. Môi trường công sở lại là một trong những môi trường có tính điều chỉnh xã hội cao, nên nếu mọi người thực hiện bài kiểm tra trong môi trường công sở thì kết quả có khi rất tệ (hãy hình dung một người khi xưa hay phát biểu ý kiến nhưng do trải nghiệm quá khứ, ví dụ như bị Sếp cũ chê nhiều quá chẳng hạn, sẽ khiến họ im lặng và không chủ động phát biểu nữa). Nhược điểm này thậm chí khiến mức độ chính xác tuy cao nhưng trở thành con dao hai lưỡi, vì nhiều người tốn kha khá thời gian để nhận ra đâu là nền tảng tự nhiên của mình trước khi bị điều chỉnh xã hội, do họ thường xuyên rơi vào trường hợp nửa đúng nửa sai, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Ưu điểm: Nếu được hướng dẫn đúng hoặc ít bị điều chỉnh xã hội, việc tìm ra nền tảng tự nhiên là một lợi thế lớn, trong việc bổ sung hiểu biết về hành vi của bản thân và quan trọng hơn, kết quả giúp ích nhiều trong việc lựa chọn lĩnh vực làm việc mà mình có thế mạnh. Nếu nói về việc chọn người phù hợp với lĩnh vực làm việc, thì đây là lựa chọn tốt hơn cho mọi người (lưu ý vấn đề nhược điểm đã đề cập ở trên).

(Còn tiếp)

#camnangdilam #dancongso

Author

Write A Comment