Author

Chó Sói

Browsing

Như đợt trước Chó Sói có đề cập, sau tết là thời điểm rất nhiều anh chị em công sở lên đường…tìm việc khác. Đôi lời muốn chia sẻ với các anh chị, theo kinh nghiệm tuyển dụng của Chó Sói, đó là tránh để mình rơi vào 7 loại ứng viên mà nhà tuyển dụng không-ưa-nổi:

  1. Kiểu ứng viên ngạo mạn: Tự tin thì khác với ngạo mạn. Nhưng có rất nhiều ứng viên không phân biệt nổi hai khái niệm này. Kiểu nói chuyện, tư thế ngồi, cách lên xuống giọng, ứng viên ngạo mạn kiến nhà tuyển dụng muốn cho về ngay lập tức.

– Trích dẫn:

“Vì em là du học sinh ở Anh về nên em sẽ đem những kiến thức và kinh nghiệm từ một đất nước tiên tiến văn minh hơn để phát triển công ty mình lên một tầm cao mới.”

  1. Kiểu ứng viên cá-vàng: Hỏi cái gì cũng không biết, JD thì không coi, website cũng không lên. Không biết là hy vọng người ta tuyển dụng mình bởi cái gì, ngoài những cái chớp mắt ngơ ngác.

– Trích dẫn:

“Ủa công ty mình phải mặc đồng phục hả anh? Ủa phải làm sáng thứ bảy hả anh? Ủa mình có bán sản phẩm đó nữa hả anh?”

  1. Kiểu ứng viên dòng-đời-xô-đẩy: Đi phỏng vấn vì không còn chỗ nào gọi phỏng vấn, không hứng thú gì với công việc đang ứng tuyển (dù có để lộ ra hay không).

– Trích dẫn:

“Em thấy công việc này rất phù hợp với em. Nếu được tuyển em sẽ dốc hết sức mình cống hiến cho công ty. Cho em hỏi em nộp đơn vô vị trí gì vậy ạ?”

  1. Kiểu ứng viên vật chất: Bị tiền làm mờ mắt, soi từ lương cơ bản cho đến phụ cấp giặt-quần-áo.

– Trích dẫn:

“Công ty mình không có phụ cấp ăn trưa hả anh? Tiền điện thoại em cũng phải tự trả hả anh? Công ty mình có chính sách thưởng nóng gì không anh?”

  1. Kiểu ứng viên gia đình: Rõ ràng như tên gọi, em-yêu-gia -đình.

– Trích dẫn:

“Dạ em không làm thêm giờ được đâu nha anh tại tới giờ đó là chồng em qua đón em rồi. Em còn phải về lo cơm nước cho mẹ chồng em ở nhà nữa.”

  1. Kiểu ứng viên không-chịu-phát-triển: Cái này đương nhiên tùy vị trí, nhưng cơ bản là đã đi làm thì phải quan tâm đến nấc thang nghề nghiệp, hoặc các cơ hội phát triển bản thân.

– Trích dẫn:

“Em cũng không có nhu cầu thăng tiến gì đâu anh. Em chỉ cần công việc ổn định. Dạ có cơ hội phát triển bản thân thì cũng thích, mà nếu không có thì cũng không sao.”

  1. Kiểu ứng viên con-ông-cháu-cha: Những người này tốt nhất nên cho vô thẳng, đừng phỏng vấn làm gì mất công.

– Trích dẫn:

“Sao anh hỏi khó em vậy? Hồ sơ em nộp đủ rồi mà. Hôm bữa cậu em đâu có nói em phải phỏng vấn rườm rà rắc rối vậy đâu.”

Tất nhiên chia sẻ này là dành cho những anh chị thật sự cần một công việc thôi. Còn các anh chị nào buồn thỉnh thoảng đi phỏng vấn để thay đổi không khí (như Chó Sói từng làm chẳng hạn) thì không sao.

Mấy ngày gần đây lên văn phòng vắng teo người, dự  anh chị em đã bắt đầu về quê ăn tết. Những người còn lại, ở thì ở vậy, ngồi thì ngồi vậy, chứ toàn bật màn hình máy tính rồi nhìn mông lung, đầu óc đã theo ông táo về trời từ dạo ấy. Nói chung người Việt , ít hay nhiều thì Tết âm lịch vẫn luôn tầm quan trọng không thể thay thế được.

Đối với dân công sở, chuyện tiền-tết, trong-tết hậu-tết hay diễn ra như thế này:

1. Tiền-tết: Ôm một đống tiền (lương thưởng) mua sắm bạt mạng. Ai không thì cũng mượn tiền mua sắm qua tết trả!

2. Trong-tết: Sau khi đem tiền phân phát vòng vòng, thì đối diện với những câu hỏi năm-nào-cũng-không-muốn-trả lời, như:

Ai chưa đẻ thì khi nào đẻ?

Ai chưa chửa thì khi nào chửa?

Ai chưa cưới thì khi nào cưới?

Ai chưa bồ thì khi nào bồ?

Ai chưa chết thì…à thôicòn sống được

3. Hậu-tết: Bánh tét bánh dày theo cả vào trong não. Tuần đầu tiên làm việc như cực hình. Tuần thứ hai làm việc trong mệt mỏi. Tuần thứ ba chấp nhận sự thật. Tuần thứ lại bắt đầu công việc như bình thường.

Tất nhiên, cái này nói chung. người làm khác hơn. người chăm chỉ làm việc hơn. người mau bắt kịp nhịp độ hơn.

tất nhiên, cũng người vừa qua tết nghỉ việc. Chứ còn, lấy lương thưởng xong rồi thì chuyển đổi công ty thôi chứ!

Ấy, mới dân công sở!:))

Sáng nay đọc một bài báo, tự nhiên nhớ lại cái thời mới đi làm. Hồi đó, có cái hợp đồng khách hàng đòi giảm giá. Chó Sói mới vào không biết gì, nên hỏi một ông anh đang làm Senior ở trong phòng, coi có thể giảm giá được không. Ổng nói được. Chó Sói bảo anh đi xác nhận với Sếp giúp em, ổng nói “Anh làm ở đây bao lâu rồi, mày cứ tin anh đi, anh biết chắc chắn được”, thế là mình báo lại cho khách hàng.

Một ngày đẹp trời, Sếp gọi Chó Sói vào phòng họp. Sau đó chửi một trận te tua, nói mình mới vào làm mà tự tung tự tác, làm công ty tổn thất bao nhiêu tiền. Chó Sói hỏi sếp:

– Dạ không biết cụ thể là em đã làm sai gì vậy sếp?

Sếp trả lời:

– Cái hợp đồng với công ty Vàng-Bạc-Không-Bao-Giờ-Giả, ai cho phép em tự động giảm giá?

Chó Sói nói:

– Dạ cái đó em có hỏi anh H. rồi đó sếp. Anh H. bảo được nên em báo lại với khách hàng.

Sếp lập tức gọi anh H. vào phòng:

– Thằng Chó Sói nói với anh là em kêu nó giảm giá hợp đồng cho công ty đó, có phải như vậy không?

– Dạ, công ty nào sếp?- Anh H. nhìn vào bản báo cáo rồi ngước mặt lên- Dạ không hề, em đời nào dặn dò mấy chuyện đó. Em làm ở đây bao lâu rồi, sao mà để mắc lỗi như vậy được. Có cái gì chứng minh được là em đã nói như vậy không sếp?

Bây giờ nhìn lại, đó vẫn là một trong những bài-học-công-sở cay đắng mà thiết thực nhất Chó Sói từng học. Nói chung, đi làm đừng có tin người quá. Dù là ai, khi làm việc vẫn phải có email, tin nhắn…nói chung là các loại bằng chứng giấy trắng mực đen, để tự bảo vệ mình.

Và cũng đừng nghĩ anh H. ở trên đây là người cá biệt. Khi đụng đến trách nhiệm, trái banh đá được vô đâu thì người ta đá thôi.

Đó là chúng ta còn chưa đụng đến Tứ-đại-chiêu-thức nơi công sở, mà những dịp sau, Chó Sói sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn.

Hello dân công sở!

Một tháng vừa qua mọi người đã làm những ?  vui không? Nếu ai tình thương nhớ, thì Chó Sói xin cáo lỗi cùng bạn. Cuối năm , Chó Sói nhiều việc phải thu xếp lắm. Với lại, cũng phải nghe ngóng xem công ty làm ăn thế nào.

Tức , đoán xem cái chuyện-ai-cũngbiết-là-chuyện-gì-đấy.

Nếu bạn đang nghĩ, thường thì bạn nghĩ đúng, Chó Sói đang muốn đề cập đến chuyện tháng lương 13 cộng thưởng cuối năm đó .

Đối với dân công sở, đặc biệt dân công sở ở-dướiquê-lên, năm nào cũng đợi tháng lương 13 để ôm một cục (cục tiền nha) về quê ăn tết. Tội trúng năm nào công ty làm ăn thất bát, về quê ăn tết cũng cám cảnh hơn mọi năm.

Nhưng năm nay Chó Sói làm ăn khá hơn, nên về quê ăn Tết chắc không vấn đề nhiều.

Thế mới sực nhớ tới vụ phải lên đây viết tiếp Cẩm nang đi làm của Chó Sói.

Đợt trước, chúng ta đã dừngtên người thầy đầu tiên của Chó Sói. Người thầy đầu tiên của Chó Sói, nhắc lại, tên là anh Báo Đốm.

Vào thời điểm đó, anh Báo Đốm đang làm quản nhân sự tại một công ty tầm trung, khoảng 500 người. Chó Sói không gặp anh Báo Đốm khi đi phỏng vấn, Chó Sói gặp anh Báo Đốm trong một chuyến đi làm tình nguyện giảng dạy một huyện vùng ven tại TP.HCM.

Anh Báo Đốm cũng không trực tiếp dạy dỗ Chó Sói. Anh Báo Đốm chỉ tình cờ nghe được câu-chuyện-hồ-sơ-xin-việc của Chó Sói, trong một lần giải lao trà tửu hậu giữa mọi người.

Thế Chó Sói, em viết vào trong CV, cho anh mượn xem qua  nào.

Một cái lắc đầu, rồi hai cái lắc đầu, rồi lại chặc lưỡi, cái CV đầu tiên anh Báo Đốm ngồi đọc cùng Chó Sói, đến bây giờ nhớ lại, quả thật mang-nhục quá đi.

Chó Sói này, anh biết em giỏi. Không phải anh khen em, cái này sự thật. Nhưng Chó Sói này, em giỏi đến độ đó không?

Em vừa ra trường, mức lương 5.000.000 không ai trả đâu (mức lương 5.000.000 vào thời điểm đó, chắc khoảng tầm 8.000.000- 9.000.000 thời điểm bây giờ). Cái bằng loại giỏi chả  giúp ích cả. Em học quản trị, nhưng chả ai cho em làm quản ngay đâu. Người ta phải xem thực tế em làm việc như thế nào đã.

Rồi nhé, CV này gửi hàng loạt đúng không. Bởi vậy, nó chả đặc sắc. như em gửi cho công ty giải khát đứng nhì thế giới này, thì phải xài màu xanh dương cho giống với người ta chứ.

Rồi nhé, công việc làm thêm của em cũng chả ăn nhập . Cái vụ PG, PB nghe thì hay đấy, nhưng chả liên quan gì tới nghề nghiệp chuyên môn trong tương lai. Cái mục này, mình phải đi làm những công việc cụ thể liên quan tới lĩnh vực chuyên môn ấy chứ.

Cái này nữa này, chả đúng cả, cái này nữa này

Sau một hồiăn chả” la liệt, Chó Sói bắt đầu định hình được mong đợi của doanh nghiệp đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Đúc kết lại, bài học đầu tiên dành cho những bạn hậu-bối của Chó Sói khi vừa ra trường  nên lưu ý những điều dưới đây:

1. Đừng nghĩ mình giỏi, cho bạn tốt nghiệp từ trường-danh-tiếng nào, hoặc đi du học Âu-Mỹ về. Chẳng ai trả tiền cho cái bằng tốt nghiệp của bạn, họ chỉ trả cho khả năng làm việc của bạn thôi.

2. Khả năng làm việc thường thì chỉ làm mới biết, mà vô làm thì nên bắt đầu học từ những kỹ năng bản nhất, như photocopy, scan tài liệu, bưng-trà-rót-nước đồ

3. Quản trị kinh doanh một trong những ngành học nghe hay ho nhất, nhưng còn lâu lắm bạn mới được làm công tác quản-trị, thế nên, dừng mộng lương bổng cao cấp, mà chuẩn bị tinh thần học hỏi thật nhiều vào. Nếu được, làm miễn phí luôn.

4. Bớt gửi CV hàng loạt. Chọn lọc một số công ty nhất định mà đầu . Nên tìm hiểu kỹ lưỡng về từng công ty. CV không được lỗi chính tả!

5. Tất cả những điều trên thể quên đi hết, nếu bạn là conôngcháu-cha!

đã cố tình đẹp nhưng sau vài ngày bị phản hồi, Chó Sói đành phải liệt ra thêm hai loại người nữa nơi công sở. Hai loại này cũng hai loại làm cho người ta dễ nổi khùng nhất, sự khó-tính của mình.

8. Loại điên-vì-tiền: Làm cũng chỉ nghĩ tới tiền (hoặc những lợi ích khác thể quy ra tiền, như: đồ ăn, đồ uống, quà cáp các loại…). Giao việc thì nghĩ ngay coi được trả bao nhiêu tiền, ở lại làm thêm giờ thì nghĩ ngay tới việc trả OT, ra đường nắng nôi thì đòi phụ cấp xăng dầu, trong nhà máy lạnh thì muốn phụ cấp khô da…Nói chung loại này dễ xử  cũng khó xử, tiền thì kiểu cũng làm  hết tiền thì kiểu cũng im.

9. Loại tạp-chủng: Chính dạng nửa-nạc-nửa-mỡ-ba-phần-tư-ba-chỉ, tùy vào mục đích lúc thì ong-thợ-chăm-chỉ, lúc thì ngơ-ngác-nai-vàng. Sếp vui thì điên-vì-tiền, mà Sếp buồn thì em-yêu-sếp. Loại tạp-chủng khiến dân công sở phải thận trọng, tính biến hóa khôn lường. Nếu chưa biết mục đích của đối tượng, tuyệt đối không được khinh suất kết luận đối tượng thuộc loại nào, kẻo hố hàng khi ứng xử.

Cuối cùng, xin thông báo với các bạn sau cái bài sẽ không  thêm cái bài liệt loại-người nào nữa, Chó Sói đã mệt. Chó Sói phải tập trung chuyên môn lại, để bữa sau còn viết về người-thầy-đầu-tiên của mình. Ai  nhu cầu phát hiện, hoặc hứng thú hơn thì tự thêm vào.

Yêu dân công sở! (Cười)

Hôm nay, tình cờ nghe được một câu khá hay trong một đoạn thoại phim ngôn tình. Chó Sói thường không xem phim ngôn tình, nhưng cái câu không-ngôn-tình này lọt vào tai thấy chí lý quá thể:

“Công sở cũng giống như chốn giang hồ, loại người nào cũng có.”

Và tiện đang đà cảm hứng, Chó Sói xin tạm gác câu chuyện về người thầy đầu tiên của mình, để nhào vào liệt kê 7 loại-người ở chốn giang-hồ công sở mà Chó Sói từng gặp:

  1. Loại nai-vàng-ngơ-ngác: Thường là nhân viên mới, hoặc nhân viên thiếu-não, hoặc mấy người đi làm cho vui không cần thu nhập. Hỏi cái gì cũng không biết, cứ giương mắt ngơ ngác, rồi chỉ đông chỉ tây. Đặc biệt là mấy em hot-girl, lên văn phòng toàn lo ăn diện, cười cười nói nói, chuyên môn nghiệp vụ là một thứ rất xa xỉ.
  2. Loại ong-thợ-chăm-chỉ: Thường xuyên đi sớm, về muộn, tám tiếng đồng hồ là một khoảng thời gian tương đối ngắn, không giao tiếp nhiều, chỉ cắm cúi làm chuyên môn. Lâu lâu ai hỏi gì thì “ừ” một tiếng cho biết mình có tồn tại.
  3. Loại chuyên-gia-quan-hệ: Giao tiếp nhiều hơn làm việc, hoặc vừa làm việc vừa giao tiếp xã hội, rất nổi tiếng trong công sở. Loại này có hai dạng: Một dạng rất được lòng mọi người, một dạng cũng ở trong lòng mọi người, nhưng cho thêm ba chữ: quá-thảo-mai.
  4. Loại ra-vẻ-thiên-tài: Tính khí thất thường, vui buồn giận dữ theo thời tiết, hay làm công việc liên quan tới sáng tạo, thẩm mỹ, thiết kế, marketing. Nói chung cũng có hai dạng: Dạng có tài thiệt và dạng có tật thiệt mà không có tài.
  5. Loại thanh-niên-nghiêm-túc: Cái gì cũng theo quy định, nếu chưa có quy định thì cần thời gian để hội họp ra quy định. Kiên quyết và nhất quán, không phân biệt tình huống, linh hoạt là một từ xa lạ, không chấp nhận được.
  6. Loại em-yêu-sếp: Chia làm hai dạng: Dạng thần-tượng sếp thiệt và dạng chuyên-nịnh-sếp-trước-mặt (còn sau lưng nói xấu không thương tiếc). Loại này thường mau chóng thăng tiến, có nhiều bổng lộc, nhưng lâu lâu đổi sếp, hoặc trúng sếp không thích thảo-mai là mệt.
  7. Loại người-quyền-lực: Thường là những người có chức vụ, hoặc đã mọc-rễ ở công ty, hoặc con-ông-cháu-cha, hoặc tài-năng-xưa-nay-hiếm. Tiếng nói có sức ảnh hưởng, lâu lâu buồn buồn phát ngôn bậy làm người khác lãnh chưởng không ít. Dân công sở hoặc là muốn chơi thân với loại người-quyền-lực, hoặc là muốn né tránh bom nguyên tử để yên ổn sống cho qua ngày.

Tùy thuộc vào tính cách, suy nghĩ, lối sống, đặc thù quan hệ, tác động văn hóa…sẽ luôn có 1 trong 7 loại người nói trên được bạn ưu-ái cho vào danh sách những người mà bạn không-thể-chịu-đựng-được. Dù đó là cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, cùng chung phòng ban, bộ phận hay không-thuộc-về-nhau, tuổi tác, giới tính… tất cả đều góp phần tạo nên một chốn công sở đầy-màu-sắc.

Và chốn công sở đầy-màu-sắc ấy sẽ biến thành màu-trắng, nếu sếp trực tiếp của bạn nằm trong danh sách được bạn ưu-ái nói trên!

Kỳ vọng thứ giết chết người ta nhiều nhất, ngược lại, không kỳ vọng thứ làm người ta hài lòng nhất

Chó Sói phải mở đầu như vậy, đây bài học sâu sắc đầu tiên  Chó Sói lĩnh hội được. Kể cả đến thời điểm này, khi đã đường-hoàng trở thành quản của cả một bộ phận, Chó Sói vẫn không ngừng nhắc đi nhắc lại cho bản thân.

Trở lại thời điểm bần thần triểnvọngkhôngmột-ai-nhậnthấy, suốt một tuần sau đó, Chó Sói gần như chẳng muốn nộp hồ đi đâu nữa. Chỉnhà nằm lỳ ra coi phim. Coi phim nhiều đến độ, mấy đứa cùng phòng phải nể-phục vì sự tinh thông điện ảnh từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông đều biết.

Đó cũng lúc Chó Sói UP “biếtnhau.

UP cuộc hành trình tìm về hạnh phúc của Carl- một người đàn ông luôn mang trong mình nỗi thương nhớ người vợ quá cố, cậu Russell, một hướng đạo sinh vụng về hồn nhiên. Chuyến phiêu lưu của Carl Russell tìm đến thác Thiên Đường thật sự để lại ấn tượng sâu đậm cho Chó Sói. Chó Sói nhận ra, mìnhtuy phải biết ước mơ lớn đi đến cùng ước , nhưng những  xung quanh mình cũng cần giữ chặt vun vén“.

Chó Sói quyết định không làm việc nộp hồ hàng loạt vớ vẩn đó nữa.

Thay vào đó, Chó Sói đăng tham gia các chương trình tình nguyện, gặp gỡ những hoàn cảnh mới, những con người mới. Không quá đặt nặng chuyện công việc, Chó Sói chỉ toàn tâm vào những trải nghiệm thể đem lại cho mình niềm vui.

Chó Sói cũng vét hết tiền đi du lịch.

Một tháng kể từ khibiết” UP, Chó Sói thể thấy mình đã đổi khác. Ngày 30 tháng 1 năm đó, Chó Sói quyết định viết lại hồ của mình. Không phải bằng cấp, không phải là mục đích nghề nghiệp đao-to-búalớn, chỉ viết những điều mình đã học được, mong muốn sẽ được học trong tươnglai.

Người ta nói, khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Người thầy đầu tiên Chó Sói gặp, chính anh Báo Đốm.

Hôm đó…là một ngày Thứ Tư đẹp trời.

Nó đẹp-trời theo kiểu, sau khi nhận được email thứ chín trong ngày về tiết mục “em rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc, vì em không phù hợp”, Chó Sói đã nổi khùng đến độ lôi tất cả email từ chối từ-xưa-tới-nay ra, và quyết định làm một chuyện rồ-dại hết sức: trả lời lại tất cả các email đó.

Với nội dung hồi đáp thuộc thể loại “không phải dạng vừa đâu”:

“Kính gửi công ty TNHH Em-Yêu-Mẹ-Em,

Tôi tên là Chó Sói, người đã từng gửi hồ sơ ứng tuyển cho vị trí chuyên-viên-bưng-trà-rót-nước của quý công ty vào ngày 18 tháng 9 năm 2009. Cám ơn quý công ty vì đã dành thời gian nghiên cứu CV của tôi, nhưng câu trả lời “chưa phù hợp” của quý công ty làm bản thân tôi cảm thấy không thỏa mãn.

Là một sinh viên mới ra trường, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tiêu chí “phù hợp” mơ hồ mà quý công ty đưa ra. Thiết nghĩ học vấn và các thành tích trong CV ứng tuyển của tôi đều rất tốt, xin cho hỏi cụ thể lý do mà quý công ty từ chối một người đầy triển vọng như tôi?

Cám ơn quý công ty.

Chó Sói”

Bạn dự đoán kết quả sẽ như thế nào?

Bao nhiêu người sẽ trả lời lại email của Chó Sói?

Nếu Chó Sói nhớ không lầm, thì sau hai tháng kể từ ngày gửi email, số lượng người hồi đáp cho Chó Sói nhiều không kể xiết.

Phải, làm sao mà kể xiết được, bởi, có tới KHÔNG người lận mà.

Không, Chó Sói không đùa đâu. Không, Chó Sói cũng không nhớ nhầm. Là KHÔNG người, KHÔNG người lận đó!!!

Một kết quả thật tuyệt vời làm sao!

Thế nên, hãy dừng cái ý nghĩ nếu bạn là sinh viên mới ra trường, người ta sẽ chiếu cố cho bạn. Doanh nghiệp nào cũng vậy, họ chỉ quan tâm tới những người có thể giúp công ty của họ thành công mà thôi.

Nhưng, vào thời khắc đó, bạn cũng đừng tuyệt vọng như Chó Sói đã từng, bởi vì, cuộc đời có rất nhiều chuyện kỳ-lạ…

 

Ê Chó Sói mày bị khùng hả?

– Nó không bị khùng đâu, nó chỉ bị ảo-tưởng-sức-mạnh thôi!

– Để tao chống mắt lên coi nó mơ mộng được bao lâu…

Đây là đoạn đối thoại hồi Chó Sói còn đi học. Chính xác là lúc Chó Sói gần tốt nghiệp. Hồi đó, Chó Sói thuộc dạng sinh viên học hành giỏi giang. Nói không ngoa, chứ thứ hạng lúc nào cũng cao chót vót. Mặc dù vậy, khi Chó Sói cam đoan với đám bạn là sau này đi làm, qua thời gian thử việc Chó Sói nhất định phải được tăng lương ít nhất 25%, đám bạn thân đã ngay lập tức phủ đầu bằng mấy câu hạ-nhục-tinh-thần-chiến-sĩ.

Chiến sĩ Chó Sói tuy bị tấn công từ khắp các mặt trận, nhưng với truyền thống Việt Nam anh hùng “ngi-ma-lu”, kiên quyết chứng minh thần kinh mình hoàn toàn ổn định. Thế là, kể từ thời điểm bị-hạ-nhục, Chó Sói tập trung học về kỹ năng viết CV, cũng như thực hành chiến lược tiểu-liên-lên-đạn. Bất kể công ty nào, miễn là có vị trí liên quan đến kinh tế, bản mặt 3X4 đã photoshop đàng hoàng của Chó Sói đều hiện ra. Vậy nên, sau hai tháng, số công ty Chó Sói đã nộp đơn, tính một cách nghiêm túc, cũng lên đến hàng trăm.

Kết quả đạt được sau giai đoạn tiểu-liên-lên-đạn rất khả quan.

Nó có dạng như thế này:

“Dear Chó Sói,

Đầu tiên, cám ơn bạn đã dành thời gian quan tâm tới cơ hội việc làm tại công ty TNHH Tiên-Tiến-Việt-Nam. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ của bạn, và rất tiếc phải thông báo rằng, bạn chưa đủ điều kiện để tham gia vòng phỏng vấn cho vị trí bảo-vệ-cao-cấp tại công ty chúng tôi.

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn sẽ lưu giữ hồ sơ của bạn trong vòng 6 tháng. Nếu có vị trí nào phù hợp, chúng tôi sẽ ưu tiên chuyển hồ sơ của bạn đến những bộ phận có liên quan.

Thay mặt công ty TNHH Tiên-Tiến-Việt-Nam, cám ơn bạn Chó Sói một lần nữa. Hy vọng, chúng ta sẽ sớm có cơ hội làm việc cùng nhau.

Trân trọng!

P/s: Đây là email tự động, bạn không cần phải hồi đáp lại email này.”

Bạn có từng nhận được kết quả tương tự chưa, và bạn đã làm gì để kết thúc tình-trạng-khả-quan này?

Đối với riêng Chó Sói, đó là một khoảng thời gian thực sự thú-vị, vì tuy kết quả khả-quan là vậy, Chó Sói vẫn không biết mình đã làm gì sai.

Đọc đi đọc lại CV, vẫn thấy mình ghi rất đúng, và rất hoành tráng.

Cho đến một ngày…

Chào bạn. Tên tôi là Chó Sói.

Tất nhiên, Chó Sói không phải là tên thật. Tôi quyết định không dùng tên thật, vì tôi vẫn còn đang đi làm. Nghĩa là, nếu tôi viết cẩm nang này và dùng tên thật, thì tôi có nguy cơ bị… đuổi việc rất cao.

Tại sao à?

Bởi vì, đây là cẩm nang đi làm của Chó Sói. Cẩm nang đi làm, tức là nó chứa đựng rất nhiều bài học từ-thực-tế của Chó Sói. Mà đã thực tế, nghĩa là sẽ có những-người-có-liên-quan. Những người có liên quan trong cẩm nang, không phải tất cả đều tốt đẹp. Những công ty được đề cập ở đây, nếu được biết đến, cũng có nguy cơ bị-ảnh-hưởng-tên tuổi. Mà chiếu theo một hợp-đồng-kiểm-soát-thông-tin nào đó mà Chó Sói đã ký, đây là việc…rất-nguy-cơ.

Cái gì?

Bạn chưa từng ký một hợp đồng kiểm soát thông tin nào à?

Thế đấy, đây là lý do bạn nên đọc Cẩm nang đi làm của Chó Sói. Cho dù bạn làm ở đâu, hoặc bạn đang làm chức vụ gì, Chó Sói nghĩ rằng nó vẫn sẽ giúp ích cho bạn.

Hoặc chí ít, nó cho bạn biết có-một-môi-trường-làm-việc-giống-như-vầy.

Bạn chưa đi làm?

Không sao, bạn vẫn có thể đọc. Đọc-để-phòng-ngừa. Có nhiều điều mà Chó Sói đề cập, sẽ khiến cho bạn bớt mộng tưởng về một cuộc-sống-đi-làm-tốt-đẹp ở ngoài kia.

Khoan, khoan, bạn đừng lo lắng. Bởi vì tính tới thời điểm viết Cẩm nang này, Chó Sói vẫn đang an toàn khỏe mạnh. Chó Sói đang làm quản lý, tại một tập đoàn cũng tương-đối-bự ở Việt Nam.

À, nếu Chó Sói chưa nói, thì Cẩm nang này chỉ khuyên-dùng cho người Việt thôi nhé.

Tại sao à?

Bởi vì, Chó Sói không có được đi du học ở Lào hay Cam-pu-chia, cũng không có kinh nghiệm làm việc nào ở Trung Đông hay Ả Rập. Chó Sói ở ao làng, thế nên Chó Sói chỉ viết bài dành cho khu vực ao làng mà thôi.

Thế, chúng ta bắt đầu nhé!