Category

Quyển 3

Category

Khi bạn giỏi chuyên môn hơn Sếp [hãy đảm bảo bạn có căn cứ chắc chắn cho nhận định này], có hai cách ứng xử phù hợp nhất sau đây:

Cách 1 [được khuyến khích]: Trở thành cánh tay đắc lực cho Sếp.

Chính vì Sếp không giỏi chuyên môn, nên bạn cần trở thành người tư vấn đáng tin cậy cho Sếp trong lĩnh vực này. Bạn phải giải thích cặn kẽ, thậm chí khi Sếp không yêu cầu, để Sếp hiểu rằng bạn ở lại trong tổ chức là để đồng hành cùng Sếp, hỗ trợ cho Sếp, để Sếp yên tâm rằng lĩnh vực chuyên môn này đang có người xử lý rất tốt, và người đó chính là bạn. Bất kỳ quyết định nào của bạn cũng cần được Sếp thông qua, dù Sếp có hiểu điều bạn đang nói hay không, hay hiểu đến mức độ nào, thì Sếp cũng cần đồng thuận với hướng giải quyết vấn đề của bạn. Quan trọng hơn là, đối với những người không có chuyên môn, bạn phải học cách trình bày sao cho bất kỳ người nào cũng có thể hiểu tương đối tính hợp lý của giải pháp bạn đang đưa ra, đặc biệt khi người đó chính là Sếp trực tiếp của bạn.

Cách 2 [cần cân nhắc kĩ lưỡng]: Rời đi tới một nơi khác.

Cách này chỉ nên dùng khi bạn đang trong giai đoạn cần được học hỏi nhiều về chuyên môn, và bạn không thể tự học được. Hoặc trong trường hợp mà bạn đã cố gắng nhưng không thể trở thành cánh tay đắc lực của Sếp, mà thường xuyên bị Sếp “cướp công” hoặc không ghi nhận sự đóng góp của bạn trong tổ chức.

Thay vì tìm cách “qua mặt” Sếp, thì lựa chọn rời đi một cách chuyên nghiệp là lựa chọn hợp lý hơn [tham khảo chương 91: Nghỉ việc trong êm đẹp, và khi nào bạn nên nghỉ việc]. Nếu bạn thật sự giỏi chuyên môn hơn Sếp như tiêu đề, thì việc kiếm một chỗ làm khác phải là chuyện khá đơn giản. Còn nếu bạn đang “đam mê” lương bổng và phúc lợi tại công ty, mà không chịu đi nơi khác, bất chấp việc bạn không thể học hỏi thêm được gì hoặc Sếp không ghi nhận sự đóng góp của bạn, thì càng không nên “qua mặt” Sếp. Cứ cố gắng trở thành cánh tay đắc lực cho Sếp, còn được hay không thì tuỳ, nhưng ít nhất Sếp cũng sẽ nhìn thấy thái độ đó của bạn mà không cho bạn “lên đường” ngay. Hãy nhớ, lương bổng và phúc lợi hiện có của bạn nằm trong tay Sếp.

Cho dù về bản chất vẫn là công ty trả lương cho bạn, thì Sếp trực tiếp luôn có thể tác động rất nhiều tới những lợi ích bạn đang [hoặc sẽ] có.

 

Khi bạn giỏi chuyên môn hơn Sếp, có hai cách ứng xử phù hợp mà bạn nên làm. Tuy nhiên, rất nhiều người lại chọn cách thứ ba, cũng là cách ứng xử tệ nhất, đó là: “Qua mặt” Sếp.

Qua mặt Sếp, nhẹ thì là theo kiểu giải thích qua loa về chuyên môn mỗi khi có việc cần, vì nghĩ “Ổng/bả biết gì đâu. Nói cũng vậy thôi.” Nặng thì là cố gắng tiếp cận cấp trên của Sếp để trình bày ý tưởng, đề xuất cải thiện chuyên môn, thậm chí cố gắng “chiếm chỗ” của Sếp.

Tại sao chúng ta không nên chọn cách thứ ba?

Đây là một câu hỏi kì-dị. Thật “phiền” khi bạn không biết đáp án.

Thôi nhẹ thì giải thích rằng bạn nên hiểu, Sếp có thể không rành về chuyên môn của bạn, nhưng không phải họ không hiểu gì về “logic” chung trong mọi phần trình bày. Và họ luôn có thể sử dụng sự trợ giúp để kiểm tra chuyên môn của bạn từ những người khác.

Nặng thì bạn nên hiểu, khi tiếp cận Sếp của Sếp, người ta thường không [hoặc vẫn khó] đánh giá chuyên môn của bạn có tốt hay không [vì đôi khi Sếp của Sếp cũng không rành chuyên môn này], nhưng biết ngay bạn đang “đâm sau lưng” Sếp bạn. Thường thì, không có ai lại tin tưởng hay yêu thích những người chuyên làm chuyện “đâm sau lưng” người khác. Khi cho bạn “chiếm chỗ” Sếp bạn, họ tự nhiên hình dung cũng có ngày mình trở thành “nạn nhân” tiếp theo [dù bạn có làm vậy hay không!].

Nên nếu bạn đang chọn cách thứ ba, bất chấp bạn có chuyên môn cao đến đâu, hay thậm chí bạn nghĩ bạn thông minh (!) đến độ nào, thì bạn vẫn đang hành xử rất “tệ” và “kém sang”. Chúng ta hãy cùng nhau bàn về hai cách ứng xử phù hợp, như đã đề cập ở ban đầu, giúp cho bạn mau chóng “sang chảnh” và “bớt tệ” hơn.

(Còn tiếp)

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Hướng khắc phục thì đơn giản.

Đầu tiên nên tìm ra mình có nền tảng tự nhiên phù hợp công việc nào.

Tiếp theo là trong những công việc đó thì mình thích công việc nào nhất để trải nghiệm.

Sau khi trải nghiệm thì mình chọn một công việc mình thích nhất.

Tuy hướng khắc phục nghe rất đơn giản, nhưng tình trạng người đòi “về hưu sớm” thì rất nhiều, tại sao?

Bởi vì có nhiều người không tìm ra được hoặc kết luận sai về nền tảng tự nhiên của mình, do bị “điều chỉnh xã hội” bởi những người xung quanh, bao gồm ba mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, “mentor”…

Bởi vì nhiều người khi trải nghiệm thì không xác định được rốt cuộc trong những công việc mình từng làm, thì đâu là công việc mình thích nhất, vì công việc nào mình cũng “vừa thích vừa ghét”.

Nếu bạn hiểu Chó Sói đang nói gì, bạn bắt đầu có chút cơ hội. Hãy tận dụng các nguồn lực sẵn có để trải nghiệm thêm.

Nếu bạn không hiểu Chó Sói đang nói gì, thì tỷ lệ đòi “về hưu sớm” của bạn đã bắt đầu tăng lên.

Bạn nên làm gì bây giờ?

Chó Sói hy vọng bạn ăn-ở tốt, để có thể gặp được người nào đó hướng dẫn cho bạn biết cách định lượng.

Ngay cả cảm xúc cũng cần phải định lượng. Nếu không, thì mọi quyết định của bạn đều có nguy cơ gặp sai lầm.

Kể cả bạn đã về hưu xong rồi. Vì về hưu không có nghĩa rằng cuộc đời bạn đã kết thúc.

#kinhnghiemdilam

Những ai muốn về hưu sớm, thì lý do chỉ có một: đó là họ không thích công việc họ đang làm.

Nhưng dù không thích công việc đang làm, thì mọi người vẫn gắn bó với nó, vì nhiều lý do. Chuẩn-mực nhất thì là các lý do thuộc nhóm “cơm áo gạo tiền”, bớt chuẩn-mực hơn thì là những người không biết mình thích gì nên cứ làm đại một công việc.

Nghĩa là mọi người “cắn răng chịu đựng”.

Nên mọi người hô hào đòi “về hưu sớm”, là bởi vì mọi người không muốn chịu đựng thêm. Bớt một ngày thôi cũng được. Bớt được nhiều năm, bắn pháo hoa.

Rồi mọi người “về hưu” xong làm gì?

Đương nhiên là làm những thứ mà mọi người nghĩ mọi người sẽ thích.

Trồng dâu nuôi tằm. Ao cá gà vườn. Chăm cây nuôi thú.

Hoặc mải miết đi du lịch.

Tại sao mọi người không làm những việc mình thích từ trước mà phải đợi về hưu mới làm?

Bởi vì “về hưu” là một dạng tuyên bố “tôi không còn nghĩa vụ gì với mọi người, tôi lao động miệt-mài đủ rồi, hãy để tôi yên.”

Nghĩa là mọi người muốn làm điều mình thích, nhưng ít bị can thiệp hoặc động-chạm tới những người xung quanh.

Là gia đình, bạn bè, người thân, dòng họ…

Tại sao mọi người không bắt đầu từ một công việc mọi người yêu thích, để khỏi phải “về hưu”?

Bởi vì mọi người nhận ra một điều: công việc họ yêu thích không tạo ra được thu nhập cần thiết để nuôi sống bản thân.

Hoặc bởi vì mọi người không nhận ra một điều: rằng yêu thích một công việc không đồng nghĩa rằng mình sẽ yêu thích “mọi thứ” liên quan tới nó.

Và vì bất cứ công việc nào cũng có chiều hướng phát triển. Khởi đầu “dễ” thì kết thúc “khó”. Và ngược lại.

Làm sao có thể khắc phục tình trạng này?

(Còn tiếp)

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Tất nhiên, không ai cấm các bạn rời đi khỏi một môi trường “cung đấu” dài tập.

Nhưng các bạn cần lưu ý, đặc biệt là các bạn trẻ, rằng việc cung đấu này không phải là hiếm, nó xảy ra ở hầu hết mọi môi trường làm việc.

Tức là, nếu bạn cho rằng mình chỉ cần đi qua một chỗ khác, thì việc cung đấu liền chấm dứt, Chó Sói nghĩ bạn sẽ sớm thất vọng.

Bạn không thể tránh khỏi những chuyện này.

Đặc biệt khi bạn vẫn mong muốn làm việc tại các công ty lớn, có địa vị cao.

Cho nên, bạn cần làm quen với chính trị. Đừng nghĩ chính trị chỉ có trong các cơ quan nhà nước, chính trị tồn tại ở mọi nơi, miễn là còn con người. Vì động cơ, và lợi ích của mọi người luôn khác nhau [tham khảo thêm tại chương 107].

Trong khuôn khổ chính trị công sở, bạn có thể tìm đọc lại chương đặc biệt Chó Sói đã từng viết, để tìm ra cách đối phó phù hợp nhất.

Tức là, cho dù bạn muốn “trung lập”, thì bạn cũng phải ở vị thế đủ để trung lập. Và đó, tuyệt nhiên không phải là kiểu trung lập “mặc kệ mọi người”.

Thế nên, môi trường có nhiều chuyện cung đấu, sẽ rèn luyện cho bạn làm việc chuyên nghiệp hơn, kĩ lưỡng hơn, hiểu biết hơn. Cho tới chừng nào mà bạn có thể bình tĩnh đối phó với những chuyện cung đấu, học xong những bài học quan trọng, hãy nghĩ tới chuyện rời đi.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy học nhanh chóng hơn. Chính trị chính là hiểu biết về con người, học về con người luôn là một chuyện rất tốt.

Nhắc lại, chúc bạn chính trị đúng [và cung đấu vui]!

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Việc bạn nên làm, trong những cuộc-chiến như thế này, chính là tìm hiểu rõ ràng các quy tắc, quy trình hoạt động của phòng ban phía đối diện.

Tại sao nó lại hết sức cần thiết?

Mặc dù không thể tránh khỏi tình trạng “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”, không phải tất cả ruồi muỗi đều phải “chết” trong cuộc-chiến này. Những ruồi muỗi hay “chết” nhất, là những ruồi muỗi ngu-ngơ, tự đặt mình vô thế “quân cảm tử”, không có hiểu biết gì về “thế lực” của phe đối phương.

Ví dụ như phe đối phương là phòng Kế toán, và bạn nộp quá hạn hay quên lấy hoá đơn.

Lúc đó thì chỉ có sống dở chết dở.

Khi các Sếp không ưa nhau, cuộc chiến giữa các phòng ban là cuộc chiến xem bên nào cần “hỗ trợ” nhiều hơn. Bạn tự đặt mình vào tình huống cần được “hỗ trợ”, cho dù kết quả có như thế nào, thì người đầu tiên chịu thiệt thòi chính là bạn!

Hãy làm việc thật chuyên nghiệp [có thể tham khảo ở chương đặc biệt], và tìm hiểu kĩ lưỡng các quy định, cách thức vận hành của phe đối phương. Bạn càng có hiểu biết về phe đối phương bao nhiêu, bạn càng tránh được nguy cơ đặt mình vào tình huống cần được “hỗ trợ” bấy nhiêu.

Cũng có thể hiểu là, khi các Sếp không ưa nhau, thì “ruồi muỗi” mới là lực lượng làm nên thành bại của cuộc chiến. Ruồi muỗi bên nào càng ít phải nhờ bên kia “hỗ trợ”, thì phòng ban đó lại càng có cơ hội chiến thắng nhiều hơn. Đừng biến mình thành nguồn cơn của cuộc gây hấn vì chuyện “hỗ trợ”.

Nhưng nếu bạn quá mệt mỏi, bạn không muốn tham-chiến, đặc biệt là các bạn trẻ mới đi làm?

Bạn lựa chọn rời đi?

Trước khi bạn rời đi, hãy nghe Chó Sói nói qua vài điều quan trọng…

[Còn tiếp]

#kinhnghiemdilam

Một trong những “drama” công sở dữ dội nhất, mà bạn có thể gặp phải khi đi làm, chính là việc hai [hoặc nhiều] Sếp đứng đầu các phòng ban khác nhau rất ghét người đối diện, nhưng lại thường xuyên phải làm việc cùng nhau [do tính chất công việc và chức năng nhiệm vụ]. Ví dụ như Nhân sự và Kế toán, Bán hàng và Marketing, Sản xuất và Kiểm tra Chất lượng…

Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể tránh tình trạng “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết” hay không?

Bạn nghĩ như thế nào? Đặc biệt khi bạn chính là “ruồi muỗi”?

Dù nhiều người hay được khuyên, rằng khi gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất chính là “hãy tập trung làm việc, đừng tham gia chiến trận”, đây thực chất là một lời khuyên vô cùng vớ vẩn. Tuy thoạt nghe có vẻ hay ho, việc “không tham gia chiến trận” là một điều hết sức phi thực tế.

Câu trả lời đúng là: Không có cách nào tránh được!

Tại sao lại như vậy?

Trừ trường hợp bạn đang âm-mưu nghỉ việc, nếu không, thì trong một cuộc chiến giữa các phòng ban, việc “trung lập” không tham gia chiến-trận, trong mắt Sếp bạn chính là chọn phe đối diện.

Bạn có muốn nghỉ việc?

Nếu không, bạn đương nhiên phải chọn phe của Sếp bạn, chọn phòng ban bạn đang làm việc.

Vậy, chính xác bạn nên làm gì?

[Còn tiếp]

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

“Văn hoá ăn nhậu” tồn tại khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là xã hội Á Đông, vốn coi trọng “tính cộng đồng”. Gần như mọi người, ít nhất một lần trong đời, cũng đã từng đối diện với “văn hoá ăn nhậu”, tức yêu cầu bạn phải giao tiếp bằng bia rượu trên bàn nhậu. Nếu bạn hoạt động trong các lĩnh vực như giải trí, xây dựng, đối ngoại, bán hàng, hoặc làm việc tại các Agency, hay chuyên môn “chính trị”, bạn sẽ thấy khá nhiều tình huống mà việc “ăn nhậu” liên quan mật thiết tới thành công nghề nghiệp của một số người.

Dù thực tiễn phổ biến như thế nào, nếu bạn chỉ có thể “ăn nhậu” để “thành công” [ví dụ: để kí được hợp đồng], thì thực chất, bạn đang khá yếu kém trong hai vấn đề sau đây:

1.  Vị thế:

Vị thế càng thấp, thì bạn càng khó từ chối yêu cầu “ăn nhậu” từ phía đối diện. Vị thế thấp thường do ảnh hưởng từ nền tảng, bao gồm gia cảnh, học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, và quan trọng nhất, là mục đích và giá trị sống. Những người càng thiếu mục đích và giá trị sống thì càng dễ chạy theo “văn hoá ăn nhậu”, để chứng tỏ với mọi người xung quanh về sự “thành công” và “giá trị” của mình, đặc biệt hay được định vị bằng thu nhập. Kiếm tiền không có gì sai, nhưng chỉ biết kiếm tiền qua “ăn nhậu” thì có vô số hệ lụy, chắc chắn ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mình.

2. Năng lực:

Đây là một từ khá mơ hồ. Trong bối cảnh “văn hoá ăn nhậu”, nó có nghĩa là khả năng phân tích và dự đoán động cơ, lợi ích, nhu cầu, hành vi của người khác, từ đó thương lượng hiệu quả hơn (*). Nhiều người không giỏi trong việc nhìn nhận con người, vượt qua được các rào cản thông tin, nên cần nhờ đến “ăn nhậu”. Trên bàn nhậu, và thường khi đã nhậu say, tình-anh-em, tình-chiến-hữu mới xuất hiện, để cho những người có năng lực nhìn nhận yếu kém được chia sẻ thêm về thông tin [ví dụ: Anh nói chú nghe, từng đó hoa hồng không đủ cho anh đâu, chú phải thêm 5% nữa anh mới kí!].

Điều này càng đúng với những người có năng lực làm việc yếu kém nói chung. Theo lẽ thường, những người làm việc giỏi đương nhiên dễ từ chối “ăn nhậu” hơn, vì họ dễ “trả giá” cho việc quan hệ bị mất đi nếu thiếu “ăn nhậu”. Khi bị ép “ăn nhậu”, thì mức độ sẵn sàng từ chối của họ cao hơn, vì họ thường dễ tìm kiếm một công việc hay một cơ hội khác. Đối với những người làm việc yếu kém, đương nhiên họ khó từ chối “ăn nhậu” hơn, vì họ phải đi lên bằng quan hệ, lấy quan hệ bù cho khả năng làm việc.

Đọc đến đây, chắc nhiều người nhạy-cảm sẽ “đùng đùng” phản đối?!:)

Đừng hiểu lầm ý Chó Sói, không có gì sai khi bạn đi lên bằng quan hệ [thông qua “văn hoá ăn nhậu”]. “Ăn nhậu” được cũng là một loại năng lực. Vấn đề là, nó chỉ là một loại năng lực “hạng thấp”, không có gì để tự hào, càng không phải là thứ dùng để khuyến khích, hay ép buộc người khác phải làm theo giống như mình.

Đặc biệt, nếu bạn còn trẻ, thì Chó Sói hiểu bạn khó từ chối việc “ăn nhậu” [thuật ngữ “trẻ tuổi”, như Chó Sói luôn nhắc, ý chỉ trình độ nhận thức và trải nghiệm, không phải tuổi tác!]. Nhưng nếu bạn đã có bao nhiêu năm “tuổi đời”, “tuổi nghề”, mà vẫn phải “sống” bằng việc “ăn nhậu”, thì nó có nghĩa rằng trải qua hết thảy thời gian, vị thế và năng lực của bạn vẫn không có gì khá khẩm hơn, nếu không muốn nói là tệ đi, thụt lùi đi, vì bao nhiêu năm qua vẫn chỉ xài được một loại năng lực “hạng thấp”, không mở mang thêm được gì.

Chính vì vậy, nếu có ai đó “dạy” cho bạn “cách ăn nhậu”, điều này cũng bình thường. Để đối phó với cuộc sống, bạn cần nhiều “giải pháp”. Năng lực và vị thế càng yếu, trình độ và nhận thức càng kém, mục đích và giá trị sống càng mơ hồ, bạn càng khó “đối phó” với “văn hoá ăn nhậu”. Học thêm một năng lực, dù “hạng thấp”, cũng đỡ hơn không có giải pháp gì. Nhưng nếu người-hướng-dẫn bạn lại tự hào vì họ có “năng lực ăn nhậu”, thì bạn nên tránh xa người đó ra. Vị thế và năng lực thật sự, đó là theo thời gian, bạn ngày càng ít phải “ăn nhậu” hơn, tránh được các hệ lụy xảy ra do những tình huống “ép uổng” trong cuộc sống.

(*): Tham khảo thêm tại chương 90 về nghệ thuật thương lượng.

#camnangdilam #kinhnghiemdilam

Một bạn, tạm gọi là có vị thế trong công ty, hôm nay được tham gia khoá học về lãnh đạo, từ giảng viên của đơn vị P. Bạn chia sẻ một số kiến thức cho Chó Sói, vì thấy nó hơi kì kì, nhưng không biết phải diễn tả như thế nào cho đúng. Chó Sói cười, bảo kiểu giảng bài này không sai, nhưng nó thiếu thực tế, vì nó đánh giá thấp bản chất con người. Dạy về lãnh đạo, mà đánh giá con người “tươi đẹp” quá, thì rất khó ứng dụng vào thực tế. Dưới đây là một số ví dụ:

“Nếu bạn muốn là lãnh đạo, bạn phải phát triển hơn nữa, phải chủ động tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Bạn không chỉ cần biết công ty hay phòng ban của bạn, mà phải hiểu về cách vận hành của các công ty hay phòng ban khác nữa”.

Nghe qua rất tươi đẹp, nhưng thực tế thì sao?

Thực tế trong công sở, là bạn gần như không thể làm như vậy được. Vì sao?

Vì, không có lý do để các phòng ban hay công ty khác tự động chia sẻ thông tin nội bộ cho bạn. Ai biết bạn sẽ dùng thông tin này để làm gì? Ai chắc bạn sẽ muốn giúp đỡ, chứ không muốn làm họ “bay chức”?

Nếu không chỉ cách để vượt qua sự nghi ngờ, thì chẳng có thông tin nội bộ nào có giá trị. Là dạy mọi người chủ động chia sẻ thông tin một cách thảo-mai?

Hay dạy họ đừng nghi ngờ, cứ chia sẻ “ê công ty tui thiếu qui trình lắm, các quản lý cùng tập đoàn hãy vô bổ sung giúp?”

Hay dạy họ chủ động đi hỏi, “ê phòng ban ông có thiếu thốn gì cần tui giúp đỡ không?”

Nếu dạy cho những người trẻ mới đi làm thì may ra, nhưng nếu giảng cho các quản lý cấp trung, vốn cũng hết “ngây thơ”, mà không đề cập đến những câu hỏi nền tảng và cách giải quyết, thì họ sẽ áp dụng như thế nào?

Nên, mọi người sẽ gật gù: “giảng viên dạy đúng quá” nhưng hết giờ, thì ai đâu mà làm!

Hoặc lại ví dụ như:

“Nếu bạn đang ở trong một tập đoàn, bạn cần xem các công ty con như anh em. Nếu công ty bạn có lời, nhưng công ty cùng tập đoàn đang lỗ (có thể vì mới thành lập), và chủ tịch tập đoàn không thưởng cho công ty bạn, để san sẻ gánh nặng cùng anh em, thì bạn nên vui vì đã được đồng hành và san sẻ cùng anh em.”

Nghe qua rất tươi đẹp, đầy tình thân hữu. Nhưng trên thực tế thì sao?

Chủ tịch tập đoàn đương nhiên có thể nghĩ tới chuyện san sẻ lợi nhuận, vì các công ty đều thuộc sở hữu của họ. Nhưng người giám đốc điều hành của công ty đang sinh lời, thì đâu là lý do cho sự “hy sinh” của họ?

Tại sao họ phải nỗ lực để công ty mình sinh lợi nhuận, nhưng rồi lại chấp nhận không được nhận thưởng để gánh lỗ cho công ty mà họ không tham gia điều hành?

Lý do chỉ đơn giản là bạn “nên có suy nghĩ giống như người chủ công ty, xem các công ty thành viên như anh em, để trợ giúp anh em”?

Cái này chính là một dạng mở rộng của “bài ca bóc lột”, từng được đề cập ở chương 100. Lý do chủ tịch tập đoàn và vị giảng viên đưa ra, nghe có vẻ rất tươi đẹp, và nếu hỏi vị giám đốc điều hành rằng “họ có đồng ý xem các công ty kia như anh em, chịu lỗ chung với họ không?” thì có thể một số người sẽ đồng ý.

Hoặc nếu thảo-mai hơn, thì đa phần sẽ “đồng ý”, nhưng họ có bằng lòng?

Câu trả lời đương nhiên là không. Vì chắc chỉ có 1, 2 người có ý định thay thế chủ tịch, nếu chủ tịch không có con cái anh em. Chứ người bình thường không ai “hy sinh” vô-điều-kiện như vậy cả.

Nghĩa là?

Nghĩa là khi bạn giảng bài, hay trao đổi, mà chỉ dừng ở khúc “tươi đẹp”, thì nhiều người sẽ không phải đối bạn công khai, vì sợ mọi người nghĩ rằng họ rất tính toán, đặc biệt với một lực lượng quản lý thảo-mai. Nhưng, trên thực tế, thì ai sẽ bằng lòng thực hiện hành vi?

Đặc biệt là trong dài hạn?

Giống như Chó Sói đã từng viết, nếu những người ý thức hơn và nỗ lực hơn cũng nhận cùng một “phần thưởng” như người không làm tốt, thì sớm hay muộn những người làm tốt hoặc sẽ thoát ra để đi tới một môi trường khác, hoặc cũng sẽ trở thành những người làm tệ y chang, hay thậm chí tệ hơn, để “bù” lại cho những lần họ làm tốt nhưng lại không được gì.

Nên, dạy về lãnh đạo, là dạy về bản chất con người. Muốn gây ảnh hưởng đến người khác, ví dụ như nhân viên, hay đồng nghiệp, phải hiểu về nhu cầu, về động cơ, về lợi ích, về giá trị của họ. Cả hướng tốt, lẫn hướng xấu, và có giải pháp cho cả hai. Hoặc chí ít, cũng phải vượt qua được những sự nghi ngờ và phòng bị rất con người. Chỉ xài những lời tươi đẹp, dù không ai phản đối, nhưng trên thực tế chỉ một số ít người có động cơ “hy sinh cho cuộc sống của người khác mà gây tổn hại tới lợi ích của chính mình” [tâm lý học hành vi gọi là nhu cầu đóng góp, tỷ lệ dân số có trục ưu tiên này rất ít], mới làm. Còn muốn nhiều người, hay một đội ngũ, thực hiện hành vi, thì phải cung cấp lợi ích và giải pháp “con người” hơn, phù hợp hơn với những động cơ và nhu cầu phức tạp.

#kinhnghiemdilam

2. Đối với bên mua:

– Bỏ ý nghĩ mua bảo hiểm để “sinh lời”: Bản chất bảo hiểm, nhắc lại, là để phòng ngừa rủi ro. Không có rủi ro là rất tốt. Đừng mua bảo hiểm cháy nhà rồi khi nhà không cháy thì tiếc, hết sức kì-dị.

Các kiểu thường thấy là:

“Chị mà bỏ 20 triệu một năm vô chứng khoán thì giờ phải có 40 triệu…”

“Chị rút tiền ra sao lỗ vậy em? Biết vậy chị gửi ngân hàng giờ còn nguyên…”

“Vậy là tới năm 65 tuổi chị sẽ có 10 tỷ phải không em?”

Tại sao?

Dù mục đích “sinh lời” không hẳn là sai khi mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì “sinh lời” phải dựa trên công dụng chính của sản phẩm, như mua ghế là để ngồi, không phải để đứng lên thay bóng đèn. Bảo hiểm là mua “để huề”, không bao giờ cá nhân người mua bảo hiểm lại “lời” hơn công ty bảo hiểm được. Càng không thể lời hơn bất kì ngành nghề nào khác theo thời gian, rút sớm trong những năm đầu hoặc rút trễ trong những năm cuối đời (theo sản phẩm nếu không tiếp tục đóng phí) thì tiền còn rất ít, vì công ty bảo hiểm vẫn phải chi trả tiền cho bộ máy hoạt động của họ, chứ không phải kí vài tờ giấy là xong. Do nhiều tư vấn viên “nhân văn” quá nên nhiều người tưởng công ty bảo hiểm như chỗ làm từ thiện! Không phải nha, đó là công ty tài chính bình thường nhé!

– Không cần quan tâm so sánh các công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm nào mở ra được đều “có tiền”, nếu sập có công ty bảo hiểm khác mua lại), mà tập trung vô từng sản phẩm một, tuỳ theo mục đích:

Mua phòng bệnh thì hỏi về danh sách bệnh, số tiền viện phí nội ngoại trú, có kèm thẻ khám sức khoẻ không, chi tiền trước hay sau. Mua cho con học đại học thì phải biết đóng bao nhiêu năm, lỡ có chuyện con được bao nhiêu tiền/tháng, tiền đó ai giữ, chi trả cho con ra sao? Mua “sinh lời” thì đọc lại mục 1, rồi coi con số phụ lục về số tiền theo “lãi suất đảm bảo”, thường cỡ 2%, đừng coi số “dự kiến”, tưởng chắc chắn được chừng đó thiệt.

– “Bút sa gà xối mỡ”, bớt kiểu tin tư vấn viên mà không đọc hợp đồng:

Không đọc hợp đồng rồi kêu người ta “lừa” mình, thích đóng vai nạn nhân là một sự lố bịch. Đọc thì không cần đọc kĩ những điều khoản bự, mà đọc về những chỗ nguy hiểm sau: “điều khoản loại trừ”, tức khi nào không được trả; các chỗ đánh dấu (*), các dòng chú thích và các phụ lục. Đọc kĩ số tiền tối thiểu (nhắc lại 2 lần, là số theo lãi suất đảm bảo), được nhận (rút khi huỷ hợp đồng) từng năm trong bảng minh hoạ. Các sản phẩm nhân thọ phòng bệnh đa phần không trả cho ung thư giai đoạn 1 và 2, không trả cho hoá trị và xạ trị, muốn “bao” luôn thì phải trả thêm tiền. Nhớ hỏi giá tư vấn viên.

Nên lựa tư vấn viên như thế nào?

Nhiều người mua bảo hiểm do người thân, bạn bè bán. Cái này có mặt trái nguy hiểm. Sản phẩm do “Dì Tư”, “Cô Bảy” bán nhiều khi không hợp với nhu cầu, mà đòi hỏi thêm hay siết chặt các điều kiện thì mất lòng. Chưa kể buồn buồn “Dì Tư” úm luôn cái đồng hồ được tặng vì “hết hàng”, mà mình ngại không đòi “Dì Tư” được. Nên chọn “bạn của bạn” là tốt nhất, không phải người hoàn toàn xa lạ nhưng cũng không thân thiết gì, để mình tha hồ hỏi và siết điều kiện bảo hiểm.

Ai tư vấn mà nói “đây là sản phẩm mới, bên em chịu lỗ để kiếm khách hàng” cũng đừng có tin. Cứ tham khảo thêm vài ba tư vấn viên nữa về cùng một sản phẩm, rồi quyết định mua cũng chưa muộn. Giống như vô bệnh viện, người ta kêu “ung thư” cái đừng nhào liền vô trị. Đi thêm 2-3 bệnh viện nữa khám, nghe phác đồ của từng bên rồi hãy chọn lựa. Mua phòng rủi ro chứ không phải đi cướp cô hồn, đừng có nhanh tay lẹ mắt quá!

Còn mua bảo hiểm nhưng không biết mình đang ưu tiên mục đích gì?

Thôi, cứ làm “nạn nhân” vài lần đi cũng được. Dù sao công ty bảo hiểm cũng chẳng dễ dãi gì cho cam!

#camnangchosoi